- Số lượng hộ tham gia kinh doanh trên chợ
Theo số liệu điều tra hiện nay cả nước có khoảng 1.450. 324 hộ kinh doanh cố định tại các chợ, ngoài ra cịn có rất nhiều hộ kinh doanh không thường xuyên trên chợ khơng thể thống kê hết. Mức trung bình của cả nước
là 112 hộ kinh doanh cố định trên một chợ và có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu này giữa các vùng [Tổng Cục thống kê năm 2012].
- Lực lượng tham gia trên chợ
Các thành phần tham gia kinh doanh trên chợ: bao gồm Thương nghiệp Nhà nước, Thương nghiệp Hợp Tác Xã, Thương nghiệp tư nhân và người sản xuất trực tiếp
- Doanh thu trung bình của các chợ
Theo số liệu điều tra ước lượng của Ngân hàng phát Triển Châu Á (ADB) tổng doanh thu bình quân một ngày của một chợ trên cả nước vào khoảng 135,355 triệu đồng/ngày. Trung bình một năm nếu tính cả 360 ngày, thì doanh thu bình quân của một chợ vào khoảng 48 tỉ đồng/năm.
2.1.1.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển mạng lưới chợ
a. Những thuận lợi
- Vị trí địa lý thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút đầu tư để phát triển sản xuất hàng hóa cũng như phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
- Nền kinh tế phát triển khá và ổn định tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất. Năng lực sản xuất ngày càng được cải thiện, số lượng mặt hàng ngày càng đa dạng, đảm bảo nguồn cung cho mạng lưới bán lẻ trong nước nói chung và mạng lưới chợ nói riêng. Mạng lưới chợ tiếp tục là kênh phân phối chủ yếu và phù hợp nhất đối với nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ khiến nhu cầu về các nguồn nguyên liệu là các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng và là động lực thúc đẩy hoạt động khai thác, thu gom các sản phẩm và làm gia tăng khối lượng hàng hóa lưu chuyển qua mạng lưới chợ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cũng có ảnh hưởng tích cực đến mạng lưới chợ truyền thống. Các phiên chợ vùng cao, chợ nổi, chợ đêm… đang là các điểm thăm quan, mua sắm hấp dẫn du khách trong và ngồi nước.
- Dân số đơng, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập và mức sống dân cư từng bước được cải thiện là những yếu tố giúp Việt Nam sở hữu một thị trường bán lẻ rộng lớn và tiềm năng, nhờ đó thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư và phát triển. Mặt khác, dân số trong độ tuổi lao động có xu
hướng tăng giúp bổ sung một lực lượng lao động tương đối dồi dào vào lĩnh vực thương mại nói chung và kinh doanh tại các chợ nói riêng.
Bên cạnh đó, phần lớn dân cư vẫn tập trung tại khu vực nơng thơn và có thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp, mạng lưới chợ vẫn là loại hình bán lẻ phổ biến và chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa, tập quán của dân cư địa phương. Do đó, tập khách hàng tiềm năng của mạng lưới chợ truyền thống là rất lớn.
b. Những khó khăn
- Đặc điểm lãnh thổ Việt Nam có hình dạng dài và hẹp, các tuyến giao thơng, đặc biệt là tuyến Bắc Nam dễ bị chia cắt do thiên tai, bão lụt, gây trở ngại phát triển giao thơng và thương mại. Địa hình đất nước với 3/4 đồi núi, dân cư đông nên thiếu quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng chợ nói riêng, đặc biệt là khu vực miền núi hay khu vực đồng bằng tập trung đông dân cư.
- Kinh tế phát triển khiến tốc độ đơ thị hóa được đẩy mạnh, thu nhập người dân được cải thiện và dân trí ngày càng phát triển… Trình độ tiêu dùng của phần lớn dân cư tăng lên kèm theo những yêu cầu chính đáng về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa và dịch vụ nên mạng lưới chợ sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình hạ tầng thương mại khác.
- Tác động của tăng trưởng kinh tế lên mức sống cũng như thói quen tiêu dùng của người dân là không đồng đều giữa các vùng, địa phương trên cả nước. Tại một số địa phương, người dân vẫn cịn duy trì cuộc sống tự cấp, tự túc và chưa có thói quen đến chợ khiến lưu lượng người và hàng hóa qua chợ thấp và khơng thu hút được người kinh doanh bỏ vốn đầu tư phát triển.
- Mật độ dân số tại Việt Nam khá cao nhưng phân bố khơng đồng đều, gây khó khăn trong việc quy hoạch và phân bố hệ thống chợ một cách phù hợp. Khu vực nông thôn miến núi dân cư phân bố không tập trung, quỹ mua dành cho tiêu dùng hàng ngày của người dân đã thấp lại phân tán, gây khó khăn cho việc phát triển mạng lưới chợ. Ngược lại, các khu đô thị lớn lại tập trung rất đông dân cư, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng thương mại trong khi quỹ đất dành cho mặt bằng kinh doanh bán lẻ lại rất hạn chế khiến việc xây dựng thêm chợ gặp nhiều khó khăn.
- Việt Nam được đánh giá là một thị trường bán lẻ tiềm năng nhưng phần lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn chỉ chỉ chú trọng phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, tập trung tại các đơ thị lớn. Việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới chợ là khá khó khăn, nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp.
2.1.2. Thực trạng phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị 2.1.2.1 Tình hình phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị 2.1.2.1 Tình hình phát triển trung tâm thƣơng mại và siêu thị