Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo basel II đến chi phí trung gian và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 37)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2 Ảnh hưởng của vốn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Các cơng trình nghiên cứu về vốn ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Các nhà nghiên cứu trước đã thực hiện để phân tích tác động của các quy định về vốn đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thiên hướng tập trung vào việc phân tích các hệ thống ngân hàng của một số quốc gia hoặc các ngân hàng của một quốc gia riêng lẻ trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam tiêu biểu dưới đây.

Nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu ở một quốc gia, như nghiên cứu của Furlong (1992), nghiên cứu Haubrich và Wachtel (1999) đã cho kết quả rằng các quy định về vốn ở Hoa Kỳ đã góp phần làm giảm cho vay giúp thúc đẩy khủng hoảng tín dụng sau u cầu vốn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Berger và Udell (1994) kiểm tra liệu các yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro được đưa ra vào cuối những năm 1980 đã góp phần vào việc gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng có thể xảy ra ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990.

Theo cơng trình nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Magda Kandil (2009) cho thấy vốn ngân hàng có tương quan đồng biến với hiệu quả hoạt động với biến đại diện là khả năng sinh lợi ROE, ROA khi nghiên cứu 28 ngân hàng ở nước Hy Lạp trong thời gian 1989-2004.

Nghiên cứu ở nhiều quốc gia như nghiên cứu của John Goddard, Phil Molyneux, John O. S. WillsonCapraru (2004) cũng có kết luận về việc tỷ lệ vốn trên tài sản có tương quan cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng tại 6 ngân hàng lớn của Châu Âu giai đoạn 1992-1998.

Theo nghiên cứu của Barth, Caprio và Levine (2004) sử dụng cơ sở dữ liệu về các quy định và quy định về giám sát của ngân hàng tại 107 quốc gia để đánh giá mối quan hệ giữa thực tiễn quản lý và sự phát triển của ngành ngân hàng, giữa tính hiệu quả và tính dễ vỡ của ngành ngân hàng. Kết quả đưa ra một dấu hiệu cảnh báo về các chính sách của chính phủ phụ thuộc quá mức vào sự giám sát và điều tiết trực tiếp của chính phủ đối với hoạt động ngân hàng. Ngồi ra, bằng việc sử dụng dữ liệu của

Đài Loan của Trung Quốc, Lin, Penm, Garg và Chang (2005) nghiên cứu các tác động trực tiếp của các quy định về vốn và yêu cầu về vốn; cụ thể hơn, họ nghiên cứu ba lĩnh vực: (i) mối quan hệ giữa an toàn vốn và chỉ số rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, (ii) mối quan hệ giữa an toàn vốn và hiệu quả tài chính và (iii) sự tương tác và mối quan hệ giữa rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng và hiệu quả tài chính.

Cơng trình nghiên cứu của Deelchand, T., & Padgett, C. (2009) khi nghiên cứu về mối tương quan giữa vốn, rủi ro và hiệu quả hoạt động được thực nghiệm trên 263 ngân hàng hợp doanh giai đoạn từ năm 2003-2006 tại Nhật Bản cũng cho kết luận tương tự rằng mối tương quan đồng biến giữa lợi nhuận trên tài sản (ROA) và vốn (CAP), do đó các ngân hàng có thu nhập cao hơn cũng có xu hướng hoạt động kinh doanh với vốn cao hơn. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là các ngân hàng hợp doanh thường phụ thuộc vào lợi nhuận giữ lại vì họ có ít lựa chọn thay thế hơn để tăng tỷ lệ vốn so với các ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác xem xét ảnh hưởng của hiệp định an toàn vốn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Nigeria của Olajide và cộng sư (2011) bài nghiên cứu 518 nhân viên ngân hàng và báo cáo tài chính các ngân hàng nước ngồi và trong nước từ năm 2006-2010, kết quả nghiên cứu cho thấy khi phân tích dữ liệu sơ cấp thì khơng có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng đối với dữ liệu thứ cấp cho thấy mối tương quan đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa an toàn vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Một nghiên cứu khác của Lee, C. C., & Hsieh, M. F. (2013) cũng có kết luận tương tự về tỷ lệ vốn có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng ở các nước Trung Đông khi nghiên cứu 42 nước Châu Á trong giai đoạn 1994 – 2008.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Goddard và cộng sự (2010) khi thực hiện nghiên cứu 665 ngân hàng từ 06 quốc gia Châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh) được thu thập từ dữ liệu bankscope trong giai đoạn 1992-1998. Nhóm tác giả này đã sử dụng mơ hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng động GMM để kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các nước Châu Âu. Kết quả nghiên cứu thực

nghiệm cho thấy mối tương quan đồng biến giữa tỷ lệ an toàn vốn được đo lường bằng CAP (vốn/tổng tài sản) và lợi nhuận của ngân hàng với biến đại diện là ROE. Điều này không phản ánh mối quan hệ kỳ vọng giữa rủi ro và lợi nhuận: khi một ngân hàng có vốn cao biểu thị một ngân hàng đang hoạt động quá thận trọng và bỏ qua các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Để giải thích mối liên hệ thực nghiệm đồng biến tương tự giữa CAP và ROE ở Hoa Kỳ được xem xét mối quan hệ giữa CAP và chi phí bảo hiểm chống phá sản, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tính thuận lợi của ngân hàng và giả thuyết này báo hiệu rằng các nhà quản lý sử dụng CAP để gửi tín hiệu về khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai, tạo ra mối liên hệ tích cực giữa CAP và ROE.

Nghiên cứu của Yener Altunbas, Santiago Carbo, Edward P.M. Gardener và Philip Molyneux (2007) cũng cho thấy rằng các ngân hàng Châu Âu hoạt động không hiệu quả khi họ tăng thêm vốn.

Qua các cơng trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta thấy được rằng không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng quy định về vốn đã có tác động đáng kể đến việc cho vay của ngân hàng theo Jackson và cộng sự (1999) xem xét một số nghiên cứu trước đây nghiên cứu làm thế nào các quy định an toàn vốn ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn thực tế; Jackson và cộng sự kết luận là trong ngắn hạn, các ngân hàng chủ yếu đáp ứng các yêu cầu về vốn nghiêm ngặt bằng cách giảm cho vay và có rất ít bằng chứng thuyết phục rằng quy định về vốn đã khiến các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn cao hơn so với tỷ lệ tài sản so với những gì họ sẽ chọn nếu khơng được kiểm sốt.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Altman và cộng sự (2005) cũng phản ánh kết quả nghiên cứu dữ liệu ngân hàng của 3 quốc gia (Mỹ, Ý và Úc) đối với vốn yêu cầu tối thiểu của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thì yêu cầu vốn tối thiểu càng thấp hơn thì ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Cũng cùng quan điểm này, cơng trình nghiên cứu của Chiuri, Ferri và Majnoni (2000) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dữ liệu bảng cho 572 ngân hàng ở 15 quốc gia đang phát triển. Họ tìm thấy bằng chứng nhất quán rằng việc áp dụng vốn quy định

gây ra giảm nguồn cung cho vay và do đó và giảm tổng dư nợ cho vay ở các quốc gia này.

Ngoài ra, nghiên cứu của Brinkmann và Horvitz (1995) cũng tìm thấy bằng chứng về phản ứng cung cấp khoản vay giảm đáng kể đối với các yêu cầu về vốn của Basel I. Kết luận này cũng tương tự khi tác giả Mohamed Aymen Ben Moussa1 thực hiện nghiên cứu các ngân hàng tại Tunisia (2018) trong giai đoạn 2000-2013, có một mối tương quan ngược chiều giữa ROE và CAP (nếu ROE tăng 1%, thì CAP giảm 0,0079%), sự gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến vốn ngân hàng, mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê; Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả của Kishman và Sukar (2014).

Đồng quan điểm, cơng trình nghiên cứu của Petria, N., Capraru, B., & Ihnatov, I. (2015) khi các nhà nghiên cứu này tìm bằng chứng thực nghiệm hệ thống 27 ngân hàng Châu Âu bao gồm cỡ mẫu là 1098 ngân hàng về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng bằng việc sử dụng thước đo lợi nhuận là ROA và ROE giai đoạn 2004-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được đo lường bằng biến đại diện CAP (vốn/tổng tài sản) khơng có tác động đáng kể và khơng có ý nghĩa thống kê đối với ROE, điều này có thể giải thích là sự an tồn vốn có thể làm giảm rủi ro cho ngân hàng nhưng đồng thời các cổ đông cũng khơng được hưởng lợi. Trong khi đó ảnh hưởng đến ROA có tác động mạnh và tương quan đồng biến với CAP.

Bên cạnh đó, Nghiên cứu của Lee, C. C., & Hsieh, M. F. (2013) cũng đã sử dụng mơ hình hồi quy phân tích dữ liệu bảng động GMM để nghiên cứu tác động của vốn ngân hàng đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của 42 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1994- 2008. Nghiên cứu này đã đưa ra 3 kết luận: Thứ nhất, nhóm tác giả đã tìm thấy các ngân hàng đầu tư có tác động vốn thấp nhất và tương quan dương đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi các ngân hàng thương mại có tác động mạnh mẽ và tương quan ngược chiều với rủi ro; Thứ hai, các ngân hàng ở các nước có thu nhập thấp có hiệu quả vốn cao hơn các ngân hàng thu nhập cao; Thứ ba các ngân hàng ở các nước Trung

Đơng có ảnh hưởng vốn cao nhất và tương quan cùng chiều đối với lợi nhuận ngân hàng.

Nghiên cứu ở Việt Nam

Tiêu biểu khi nghiên cứu vấn đề về vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam phải kể đến nghiên cứu của Đặng Văn Dân (2019) sử dụng dữ liệu mơ hình dữ liệu bảng động (GMM) để giải quyết vấn đề liệu việc tăng vốn ngân hàng có tác động như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro đối với các ngân hàng Việt Nam. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2017 được thu thập từ dữ liệu bankscope. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng thực nghiệm trong việc tác động mạnh mẽ khi các ngân hàng thương mại Việt Nam được yêu cầu vốn nghiêm ngặt sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng (ROA, ROE). Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ý nghĩa của việc các quy định về an toàn vốn của các ngân hàng đối với an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy (2017) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam từ 2006-2017 và cho thấy kết quả rằng Vốn có tác động ngược chiều với ROA và có ý nghĩa thống kê nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê với biến ROE.

2.3 Ảnh hưởng của vốn yêu cầu tối thiểu (CAP) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng sử dụng cả chi phí trung gian (NIM) và khả năng sinh lợi (ROA, ROE)

Nghiên cứu về tác động của vốn yêu cầu tối thiểu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam sử dụng kết hợp cả hai biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là chi phí trung gian (NIM) và khả năng sinh lợi của ngân hàng qua ROA và ROE, cụ thể các cơng trình nghiên cứu sau:

Nghiên cứu trên thế giới

Nhóm nghiên cứu bao gồm Demirguc-Kunt và Huizinga (1998), họ nghiên cứu các yếu tố quyết định biên lãi suất và lợi nhuận bằng việc phân tích dữ liệu cho 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995. Kết quả cho thấy sự khác biệt về khả năng sinh lợi và chi phí trung gian phụ thuộc nhiều yếu tố như các yếu tố đặc thù ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, thuế ngân hàng, quy định về bảo hiểm tiền gửi, cấu trúc tài chính tổng thể và các chỉ số pháp lý và thể chế cơ bản. Trong đó, tác giả đã tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa tỷ lệ vốn/tổng tài sản có tương quan cùng chiều với cả chi phí trung gian và khả năng sinh lợi của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Ngoài ra, để đo lường hiệu quả hoạt động của 51 ngân hàng tại nước Nigeria giai đoạn 1995-2004, tác giả Olajide, O. T., Asaolu, T., & Jegede, C. A. (2011) đã sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng Pooled với 02 biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng là chi phí trung gian (NIM) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, vốn /tổng tài sản (CAP) có tương quan đồng biến với NIM nhưng nghịch biến với ROA, tuy nhiên chưa tìm thấy có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

Đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khi xác định Vốn và hiệu quả hoạt động tài chính là hai yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, chúng thể hiện khả năng các ngân hàng duy trì và đạt được hiệu quả bền vững trước những cú sốc có thể xảy ra trên thị trường tài chính. Để minh chứng cho vấn đề này, cơng trình nghiên cứu thực nghiệm của Aymen, B. M. M. (2013) khi nghiên cứu tác động của Vốn (biến đại diện là CAP = vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua thước đo NIM, ROA, ROE. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm với mẫu 19 ngân hàng tại nước Tunisia giai đoạn 2000-2009 và tác giả đã tìm thấy mối tương quan đồng biến giữa CAP và hiệu quả tài chính của ngân hàng (NIM, ROA, ROE) nhưng trong đó chỉ có mối tương quan giữa CAP và ROA có ý nghĩa thống kê.

Cơng trình nghiên cứu của Messai, A. S., Gallali, M. I., & Jouini, F. (2015) về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả đã sử dụng thước đo là chi phí trung gian (NIM) và tỷ suất lợi nhuận/trung bình tổng tài sản (RROA) khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm mẫu 322 ngân hàng ở Tây Âu trong giai đoạn 2007-2011 bao gồm các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu 2007- 2009 như (Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Ai Len) và các quốc gia khác thuộc khu vực Tây Âu (Anh, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Luxembua, Đức, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Bỉ và Úc). Tác giả đã sử dụng mơ hình nghiên cứu dữ liệu bảng động GMM hệ thống phục vụ cho nghiên cứu của mình và đã cho kết luận rằng: ở các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nêu trên thì Vốn (vốn chủ hữu/tổng tài sản) có tác động mạnh và tương quan đồng biến với NIM và RROA, điều này mang ý nghĩa to lớn trong việc giải thích các ngân hàng dễ chịu tác động bởi các cú sốc nên gia tăng vốn nếu muốn duy trì hiệu quả hoạt động của mình. Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy rằng đối với các quốc gia Tây Âu khác trong mẫu nghiên cứu Vốn cũng tác động tương quan đồng biến với NIM và RROA nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê với NIM.

Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Nghiên cứu của Batten, J. A., & Vo, X. V. (2013) đã tìm thấy các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2012 và nhóm tác giả đã tìm thấy biến đại diện cho an tồn Vốn có tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của các NHTM Việt nam, cụ thể bằng chứng nghiên cứu cho thấy các ngân hàng u cầu vốn càng cao thì chi phí trung gian (NIM) càng cao và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% khi sử dụng mơ hình tác động cố định FEM nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê khi sử dụng mơ hình GMM để phân tích tác động. Ngồi ra, kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy có mối tương quan nghịch biến giữa vốn yêu cầu tối thiểu với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ROA và ROE đều có ý nghĩa thống kê cả khi sử dụng FEM và GMM và điều này cho thấy rằng, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo basel II đến chi phí trung gian và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)