7. Kết cấu đề tài
2.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU
2.2.2.2. Đối với chủ đầu tư phát triển căn hộ
Tác giả xin đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh từ Chủ đầu tư cho Condotel phát triển tại Việt Nam như sau:
Một là, Các cơ quan ban ngành, nhất là Bộ Xây dựng cần yêu cầu chủ đầu tư dự
án căn hộ khách sạn (condotel) phải có trách nhiệm công bố đầy đủ thông tin về dự án, về quyền sở hữu căn hộ khách sạn (condotel) và quyền sử dụng đất có thời hạn khi bán căn hộ khách sạn (condotel) cho nhà đầu tư thứ cấp để tránh nhầm lẫn.
Hai là, Bộ xây dựng kết hợp với Bộ Tài chính tăng cường, rà sốt các văn bản
pháp luật liên quan, yêu cầu chủ đầu tư dự án căn hộ khách sạn (condotel) phải công bố các biện pháp bảo đảm thực hiện cam kết lợi nhuận theo hợp đồng mua bán căn hộ condotel, đồng thời cơng bố minh bạch các chi phí trang bị căn hộ, chi phí quản lý trong q trình kinh doanh, các quyền lợi mà “khách hàng-nhà đầu tư thứ cấp” được hưởng. Ba là, cần phải có quy định và chế định liên quan đến khai thác thương mại căn hộ khách sạn (condotel). Trong đó chủ đầu tư là người đóng vai trị quan trọng trong việc kết hợp với chủ sở hữu khai thác kinh doanh căn hộ với bên thứ ba, là nhà quản lý chuyên nghiệp, cả ba bên luôn xãy ra mâu thuẩn và cả ba bên trước khi vận hành và khai thác căn hộ cần phải thống nhất theo một khuôn khổ pháp luật nhất định, cần được ban hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để tránh những rủi ro pháp lý sau này. Ngoài ra chủ đầu tư cũng cần phải thống nhất với “khách hàng-nhà đầu tư thứ cấp”
về việc khai thác, kinh doanh căn hộ khách sạn (condotel) sau khi đã hết thời hạn cam kết (sau 8-12 năm) để nhà đầu tư thứ cấp và đây cũng là tiền đề cho việc ổn định trong kinh doanh căn hộ khách sạn (condotel).
Bốn là, cần có các biện pháp chế tài thật mạnh, đủ sức răn đe đối với các hành vi
liên quan đến đầu tư kinh doanh căn hộ khách sạn (condotel) vi phạm pháp luật về đất đai, về xây dựng về hành chính cơng…