Tác động của tăng trưởng kinh tế lên thành quả thị trường chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế trường hợp việt nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế lên thành quả thị trường chứng

Tăng trưởng kinh tế kỳ vọng gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp từ đó gia tăng dịng tiền trong tương lai mà doanh nghiệp nhận được dẫn đến tăng giá trị doanh nghiệp và tạo áp lực tăng giá cổ phiếu. Điều này dẫn tới thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thối, tình trạng thất nghiệp cao thì dịng tiền/lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Điều này làm giảm giá trị doanh nghiệp tạo áp lực giảm giá cổ phiếu và cuối cùng dẫn đến thị trường chứng khoán tụt dốc hay suy thoái.

Tác động của tăng trưởng kinh tế lên thành quả thị trường chứng khoán được quan sát trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Ibrahim (1999) nhận thấy rằng các lực kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu một cách có hệ thống, tác động đến dòng tiền kỳ vọng của các doanh nghiệp. Do đó, mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và biến số kinh tế vĩ mô đã được nghiên cứu dựa trên giả định rằng biến động kinh tế vĩ mơ có tác động đến biến động giá cổ phiếu thông qua ảnh hưởng của biến số kinh tế vĩ mơ đến dịng tiền kỳ vọng của các doanh nghiệp và lãi suất chiết khấu.

Mối quan hệ tồn tại một cách tự nhiên giữa thành quả thị trường chứng khoán và các biến số kinh tế, nhưng mối quan hệ này chỉ được nghiên cứu rộng rãi cho các thị trường phát triển như nghiên cứu của Lee (1992). Điều này khiến các mối quan hệ năng động giữa thành quả thị trường chứng khốn và các biến kinh tế vĩ mơ trong các thị trường mới nổi và các nước kém phát triển nhiều khi bị bỏ qua. Lý do được trích dẫn bởi Bekaert và Harvey (1998), Muradoglu và cộng sự (2001) là do thiếu vắng dữ liệu, ảnh hưởng quá lớn của Chính phủ trong hoạt động kinh tế, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn sơ khai với khối lượng giao dịch thấp và thường xảy ra hiện tượng bất cân xứng thông tin. Nguyên nhân này làm cho thị trường chứng khoán dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế của Chính phủ làm biến dạng đi mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khốn và các biến kinh tế vĩ mơ.

Howells và Keith (2000) cho rằng, giá cổ phiếu cũng giống như giá của tất cả các tài sản khác, sẽ phụ thuộc vào những thay đổi của lãi suất. Kết quả này có ý nghĩa là, nếu ngân hàng trung ương tăng lãi suất, lãi suất phi rủi ro sẽ tăng lên và những người nắm giữ cổ phiếu có rủi ro sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn, cuối cùng giá cổ phiếu sẽ giảm. Giá cổ phiếu cũng sẽ giảm xuống khi nhà đầu tư trở nên e ngại rủi ro hơn và nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn với bất kỳ mức độ rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận. Ehrmann và Fratzscher (2004) chỉ ra rằng, cần nghiên cứu thêm để hiểu lý do tại sao các cổ phiếu khác nhau phản ứng không giống nhau đối với một số yếu tố kinh tế vĩ mơ như cú sốc trong chính sách tiền tệ. Robinson (1952) lại cho rằng tăng trưởng kinh tế không thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính, mà đơn giản thị trường tài chính phát triển là phản ứng với sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế thực. Điều này làm cho các nghiên cứu thực nghiệm có giá trị hơn trong việc khẳng định tác động của tăng trưởng kinh tế lên thành quả thị trường chứng khoán.

Nurudeen (2009) phân tích thành quả trường chứng khoán làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Nigeria, bằng cách xem xét mơ hình VECM. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng thành quả thị trường chứng khoán là nhân tố thúc đẩy làm tăng tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị như việc loại bỏ các trở ngại để phát triển thị trường chứng khoán bao gồm thuế, rào cản pháp lý và quy định, cải cách chính sách để tăng hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán và cũng có thể tăng cường năng lực của Ủy ban chứng khoán Nigeria. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khốn, khơi phục lại sự tự tin của những người tham gia thị trường và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông bằng cách kiểm tra chặt chẽ thông tin thị trường.

Antonios và Athanasios (2012) ủng hộ giả thuyết “cầu dẫn dắt” (“demand-leading” hypothesis). Các nhà nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ nhân quả Granger trong một phân tích tăng trưởng kinh tế và thành quả thị trường chứng khốn và tìm thấy mối quan hệ một chiều giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế theo

hướng từ tăng trưởng kinh tế đến thành quả thị trường chứng khốn. Do đó, kết luận được đưa ra là tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực trực tiếp đến thành quả thị trường chứng khoán. Levine và Zervos (1996) đã thực hiện một nghiên cứu giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng dài hạn để xác định liệu có mối liên hệ giữa hai biến này hay khơng. Phân tích hồi quy xun quốc gia của các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một mối liên hệ tích cực và mạnh giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Eita và Jordaan (2007) đã phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Botswana trong giai đoạn 1977 đến 2006, sử dụng quan hệ nhân quả Granger thơng qua mơ hình VAR. Kết quả cho thấy rằng sự phát triển của ngành tài chính rất quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Botswana. Sau đó, tác giả cho rằng cải cách thể chế tài chính là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Botswana.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế trường hợp việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)