CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.2.4. Biến sử dụng trong luận văn
Để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, luận văn sử dụng hai biến chính đại diện cho thành quả thị trường chứng khoán là chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – VNINDEX được ký hiệu là VNI và biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế là GDP thực được ký hiệu là GDP.
Dựa trên nghiên cứu được thiết kế bởi Kimani và Olweny (2011), luận văn sử dụng lạm phát là biến kiểm soát trong mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Sự liên kết giữa giá cổ phiếu và lạm phát được nhiều nhà kinh tế kiểm tra vì thị trường chứng khốn là một thành phần rất quan trọng của nền kinh tế. Khi nhu cầu về cổ phiếu tăng giá cổ phiếu cũng sẽ tăng và ngược lại. Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, thị trường chứng khoán phản ánh đầy đủ tất cả các thơng tin có sẵn. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng giá cổ phiếu bị tác động bởi những thay đổi trong lạm phát. Khi xem xét những phát hiện của nhiều nhà kinh tế trên thế giới với các nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy mối liên kết giữa lạm phát và giá cổ phiếu như Alagidede và Panagiotidis (2010) đã chứng minh rằng có sự liên kết dài hạn giữa giá cổ phiếu và lạm phát. Ngoài ra, lạm phát cũng tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc tác động đến các mặt như tiết kiệm, đầu tư, mức sống….. Các nghiên cứu khác nhau về chủ đề này vẫn đang tranh cãi liệu lạm phát sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Liệu mối quan hệ đó ngược chiều, cùng chiều hay hai biến số là độc lập không tác động lẫn nhau? Barro (1995), Bruno và Easterly (1998) đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó Mallik và Chowdhury (2001) là tìm thấy một mối quan hệ cũng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế khi lạm phát ở mức kiểm sốt sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ hơn. Cũng trong năm đó, Faria và Carneiro (2001) lại có phát hiện trái ngược khi kết
luận lạm phát và tăng trưởng kinh tế độc lập trong dài hạn, chỉ có mối quan hệ ngắn hạn và mối quan hệ này là ngược chiều. Tại Việt Nam, Trương Minh Tuấn (2013), Nguyễn Trung Chính (2009) phát hiện được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là nghịch biến cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó trên thế giới như kết quả của Khan và Senhadja (2001), Barro (1995), Bruno và Easterly (1998) theo hướng lạm phát sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho rằng trong ngắn hạn mức độ thay đổi của lạm phát phát cao hơn mức độ thay đổi trong tăng trưởng kinh tế cịn trong dài hạn thì ngược lại mức độ thay đổi của lạm phát phát nhỏ hơn mức độ thay đổi trong tăng trưởng kinh tế. Dựa trên các nghiên cứu trên, luận văn này sử dụng CPI là biến kiểm sốt trong q trình nghiên cứu mối quan hệ giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế và được ký hiệu là CPI.