CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Kiểm tra nhân quả Granger
Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger được áp dụng để tìm hướng mối nhân quả giữa các biến được kiểm tra trong mơ hình ước tính. Luận văn này kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger do Granger (1969) đề xuất để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế.
Theo Granger (1969) câu hỏi được đặt ra, y là nguyên nhân gây ra x được kiểm tra xem bao nhiêu phần trăm giá trị hiện tại của x có thể được giải thích bằng các giá trị trong quá khứ của x và kiểm tra xem việc thêm các giá trị trễ của y có thể cải thiện những ước tính này khơng. Kết quả là x là nhân quả Granger do y gây ra, nếu x có thể được dự đốn từ các giá trị trong quá khứ của x và y hơn so với chỉ các giá trị trong quá khứ của x.
𝑥𝑡 = 𝛼0+ ∑ 𝛼𝑖𝑦𝑡−𝑖 𝑛 𝑖=1 + ∑ 𝛽𝑗𝑥𝑡−𝑗 𝑛 𝑗=1 + 𝑢𝑡 𝑦𝑡 = 𝛼0+ ∑ 𝛽𝑖𝑥𝑡−𝑖 𝑛 𝑖=1 + ∑ 𝛼𝑗𝑦𝑡−𝑗 𝑛 𝑗=1 + 𝜀𝑡
Trong đó, x là biến đại diện cho thành quả thị trường chứng khoán và y là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Do đó, có tất cả bốn giả thuyết cho phương trình trên:
Thứ nhất, tồn tại một mối quan hệ nhân quả đơn phương theo hướng thành quả thị trường chứng khoán thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng không tồn tại hướng ngược lại.
Thứ hai, tồn tại một mối quan hệ nhân quả đơn phương theo hướng tăng trưởng kinh tế giúp gia tăng thành quả thị trường chứng khốn nhưng khơng tồn tại hướng ngược lại.
Thứ ba, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thành quả thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế, hai biến trên là độc lập với nhau.