CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
b. Kiểm định phương sai thay đổi mơ hình FEM và REM
4.5 Phân tích kết quả nghiên cứu
Mơ hình hồn chỉnh của bài nghiên cứu được viết lại dựa vào hồi quy FGLS cho kết quả như sau:
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy FGLS
FDI Coef. Std. Err. z P > [95% Conf. Interval GDPPC 0.1710357 0.0499861 3.42 0.001 0.0730648 0.2690067 CPI 0.0117934 0.019786 0.60 0.427 -0.0269864 0.0505732 R 0.005383 0.0241102 0.22 0.593 -0.041872 0.0526381 TRADE 0.0573054 0.0061648 9.30 0.000 0.0452226 0.0693883 H 0.213794 0.0518397 4.12 0.001 0.11219 0.315398 _cons -1.354162 0.4397301 -3.08 0.002 -2.216017 -0.4923068
(Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata) Kết quả hồi quy cho thấy nhân tố tăng trưởng kinh tế (Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người) – đại diện cho tiềm năng phát triển kinh tế của một quốc gia ta thấy: Ở mức ý nghĩa 1% hệ số GDPPC có tác động tích cực tới dịng vốn FDI. Điều này là phù hợp với quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đây như Chakrabarti (2001), Nonnenberg và cộng sự (2004), Hunady và Orviska (2014)… Một nền kinh tế phát triển bền vững, có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là một trong những điểm sáng trong danh mục đầu tư sinh lời để các nhà đầu tư nước ngồi rót vốn, đặt các nhà máy cơng ty con của các tập đoàn đa quốc gia. Tỷ lệ lạm phát CPI là một trong những biến số đại diện cho sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế có tương quan âm với dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI tuy nhiên lại khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.
Lãi suất cho vay thực (R).có mối quan hệ ngược chiều tuy nhiên khơng có nghĩa thống kê. Kết quả thu được tương tự như nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2015).
Độ mở thương mại (TRADE) có mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Có hệ số hồi quy trong mơ hình là +0.06 điều đó có nghĩa là: Khi độ mở thương mại (tỷ trọng của xuất khẩu rịng trên GDP) tăng 1% thì dịng vốn đầu tư đổ vào quốc gia này sẽ có thể tăng lên 0.06%. Các nghiên cứu của các tác giả Hunady và Orviska (2014), Aizenmen và Noy (2006) cũng thu được kết quả tương tự. Một quốc gia theo đổi chính sách thương mại càng cởi mở thì càng có khả năng thu hút dịng vốn đầu tư và có cơ hội phát triển cao hơn so với các quốc gia còn lại.
Nguồn nhân lực (H) ở các quốc gia đang phát triển phần lớn là những quốc gia có lực lượng lao động tương đối đơng, giá rẻ và có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao – nguồn lao động nhàn rỗi với chi phí thấp là một trong những nhân tố quan trọng thu hút dòng vốn đầu tư vào các quốc gia đang phát triển này nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trong mẫu nghiên cứu tác giả nhận thấy biến số nguồn nhân lực H có hệ số hồi quy + 0.2 ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy tồn tại mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa hai nhân tố rằng. Kết quả thu được tương tự như các nghiên cứu của Friedman (1992); Nunnenkamp và cộng sự (2007).
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU