Kết luận và gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia châu á đang phát triển giai đoạn 1995 – 2017 (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

b. Kiểm định phương sai thay đổi mơ hình FEM và REM

5.1 Kết luận và gợi ý chính sách

Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy, tồn tại mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê của các biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Độ mở thương mại, Tỷ lệ thất nghiệp đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia đang phát triển Châu Á giai đoạn 1995 – 2017. Trong khi đó, lãi suất cho vay thực và lạm phát lại có mối quan hệ ngược chiều với dòng vốn đầu tư này vào các quốc gia trong giai đoạn nghiên cứu.

Báo cáo Đầu tư Thế giới do Hội nghị Liên hiệp hợp tác quốc tế về thương mại và Phát triển (UNCTAD) thì dịng vốn đầu tư FDI toàn cầu là 1.430 tỷ USD (năm 2017) giảm 23% so với năm 2016 – 1.870 tỷ. Nguyên nhân của sự sụt giảm này được xem là do hoạt động mở rộng sản xuất quốc tế bị chậm lại đã trở thành mối lo ngại cho các nhà làm chính sách của các quốc gia đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển hiện nay. Sự ổn định kinh tế vĩ mơ, chính sách kinh tế mở cửa, hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn lao động cao là những yếu tố đã góp phần tạo nên sự thành cơng trong việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI chảy vào các quốc gia ở Châu Âu, Hà Lan trong thời gian qua (những quốc gia đứng đầu trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trên thế giới).

Các nghiên cứu của các tác giả trước cũng nhận định rằng, tăng trưởng kinh tế bền vững, điều kiện chính trị xã hội ổn định, độ mở thương mại cao… là những nhân tố quyết định đến sự thu hút và níu giữ các nguồn vốn đầu tư ở lại nước tiếp nhận. Chính phủ các quốc gia cần đưa ra các biện pháp hợp lý để phát triển kinh tế nước nhà một cách toàn diện nhất.

Các quốc gia đang phát triển hiện nay đang sở hữu đội ngũ lao động trẻ, khỏe và có chi phí sử dụng lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, dòng vốn đi vào các quốc gia đang phát triển chưa phát huy được hết khả năng của mình do chất lượng

lao động ở các quốc gia này cịn hạn chế. Chính phủ các quốc gia cần có những cải cách thích hợp trong giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể tận dụng tối đa các cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng trở thành bãi rác cơng nghiệp nơi chứa những công nghệ lỗi thời của các nước phát triển trên thế giới.

Sự ổn định vĩ mô là cần thiết để các nhà đầu tư nước ngồi có thể an tâm hơn với dòng vốn đầu tư của mình. Chính phủ các quốc gia cần có các chính sách vĩ mơ hợp lý để tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư. Cần có những chính sách vĩ mơ hiệu quả, để hạn chế dịng vốn FDI ồ ạt có thể dẫn đến những hệ lụy như sự mất giá của đồng nội tệ gây hại cho xuất khẩu, lạm phát gia tăng, bong bóng bất động sản.

Các quốc gia đang phát triển cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn FDI khơng chỉ về số lượng mà cịn về chất lượng của nguồn vốn. Cần tập trung vào các đối tác tập đoàn lớn, cần xác định mục tiêu rõ ràng, tìm kiếm dịng vốn đầu tư có chất lượng để có thể tạo nên sức lan tỏa của FDI đến nền kinh tế. Cần có những biện phát hỗ trợ khu vực kinh tế trong nước phát triển (chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ gia nhập chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, tập dụng các hiệp định thương mại tự do….) để có thể phát triển kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia châu á đang phát triển giai đoạn 1995 – 2017 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)