2.1.1.1. Giám sát xã hội
Giám sát là một thuật ngữ có tính phổ biến và đa nghĩa. Tính phổ biến và đa nghĩa của nó
xuất phát từ tính chất, mục đích, nội dung, chủ thể và khách thể giám sát, vì vậy cũng có nhiều cách giải thích khác nhau về nội hàm của thuật ngữ này. Đại Từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Nguyễn Như Ý chủ biên giải thích: “Giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ” [176]. Trong từ điển Hán-Việt của Giáo sư Đào Duy Anh, giám sát được hiểu với nghĩa rộng hơn:”giám sát là xem xét và đàn hặc” [1], nghĩa là ngồi việc việc xem xét, theo dõi thì giám sát cịn có nghĩa là chất vấn, luận
tội. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, giám sát là “một hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức xã hội nhằm bảo đảm pháp chế hoặc sự chấp hành các quy tắc chung nào đó” [131].
Theo Từ điển Luật học: “Giám sát là sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động, thường xuyên của cơ
quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh”
[167]. Tại Khoản 1, Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cũng có giải thích về thuật ngữ giám sát. Theo đó, giám sát được hiểu “là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý” [110].
Mặc dù, có những quan niệm và cách giải thích khác nhau về thuật ngữ giám sát, nhưng đều có một số điểm chung, cơ bản, có thể khái quát như sau: (1) Giám sát là sự theo dõi, quan sát, xem xét, đánh giá những hành vi, những hiện tượng, vụ việc nhất định của chủ thể giám sát đối với đối tượng chịu sự giám sát.
(2) Chủ thể giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định đối với đối tượng và khách thể giám sát (những điểm này được xác định theo quy định của pháp luật, điều lệ của các tổ chức hoặc những quy ước mang tính đạo đức, cộng đồng xã hội). (3) Mục đích là xem xét, đánh giá, đưa ra những nhận xét, kết luận về đối tượng giám sát và đưa ra biện pháp để xử lý hoặc kiến nghị xử lý thích hợp. (4) Giám sát có nhiều loại hình, nội dung và phương thức khác nhau, tùy thuộc vào tính chất, mục đích, yêu cầu nhất định.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã cho thấy, giám sát xã hội là một hệ thống giám sát có tính chất, đặc điểm riêng thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
- Về tính chất, giám sát mang tính chất xã hội, khơng mang tính quyền lực nhà nước. Giám