Ưu điểm của phápluật về giám sát của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Trang 62 - 64)

3.1.3.1. Pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự hồn thiện khá mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, kịp thời quy định và điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trong từng thời điểm cụ thể, chủ trương, quan điểm của Đảng và quy định của Hiến pháp 2013 về phát huy vị trí, vai trị của MTTQVN trong giám sát các hoạt động của của CQNN, cán bộ, công chức nhà nước đã được kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa, hình thành cơ sở chính trị - pháp lý cho việc thúc đẩy hoạt động giám sát nói chung và phát huy vai trò, quyền trách nhiệm của MTTQVN trong giám sát nói riêng, đáp ứng được những u cầu, địi hỏi ngày càng cao của HTCT và nhân dân đối với MTTQ trong giai đoạn mới.

3.1.3.2. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, việc xây dựng và thực hiện pháp luật về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống các nguyên tắc, quy định của pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 2013, nhiều đạo luật quan trọng quy định về giám sát và PBXH đã được ban hành như: Luật MTTQVN, Luật Cơng đồn, Luật Thanh niên, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận Thông tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Đồng thời, nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực có các quy định về quyền con người, quyền cơng dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận có liên quan đến hoạt động giám sát và PBXH cũng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Chỉ tính từ tháng 01/2014 đến nay, đã có khoảng hơn 100 luật, pháp lệnhđược Quốc hội, UBTVQH thơng qua, trong đó có nhiều luật quan trọng liên quan đến quyền và trách nhiệm của MTTQVN trong giám sát và PBXH, như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Luật ban hành VBQPPL năm 2015; Luật Tiếp cận thơng tin năm 2016; Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Đặc xá năm 2018...

3.1.3.3. Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về cơ bản đã phản ánh được những nhu cầu cơ bản về giám sát được đặt ra trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam

Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Trung ương MTTQVN và UBMTTQVN các cấp phát huy vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phối hợp với với các tổ chức CT- XH, các TCTV khác triển khai thường xuyên và có hiệu quả nhiều hoạt động thường niên, hàng quý và các chương trình cụ thể khác.

3.1.3.4. Nội dung và các hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ngày càng phong phú, thiết thực và có tính khả thi

Nội dung và các hình thức giám sát của MTTQVN các cấp thu hút được sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương. Nhiều nội dung kiến nghị sau giám sát được Chính phủ kịp thời có văn bản phúc đáp và chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan thực hiện; đồng thời, quan tâm hỗ trợ về kinh phí bảo đảm cho hoạt động giám sát của UBTWMTTQVN và các tổ chức CT-XH.

Đạt được những kết quả, ưu điểm nói trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng. Các chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò của MTTQVN trong giám sát được kịp thời cụ thể trong hiến pháp và pháp luật.

- Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về giám sát của MTTQVN ngày càng đầy đủ và đồng bộ, nhiều cơ chế, chính sách cụ thể được ban hành phù hợp và đấp ứng được nhu cầu của đởi sống xã hội và có tính khả thi.

- Nhiều CQNN, người đứng đầu các CQNN đã tôn trọng và tạo điều kiện để UBTWMTTQVN tham gia vào các hoạt động của Nhà nước; dựa vào Mặt trận để triển khai các hoạt

động có tính chất tồn dân, tồn diện; thông qua Mặt trận để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, từ đó hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như quản lý điều hành về kinh tế - xã hội.

- Hoạt động giám sát của MTTQVN từng bước có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, nhất là sau khi có “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội” do Bộ Chính trị ban hành và Luật MTTQVN năm 2015.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ động, nâng cao năng lực trong việc thực hiện các chương trình phối hợp giám sát.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w