hiện công khai, minh bạch
Hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN được thực hiện theo những cách thức bảo đảm tính cơng khai, minh bạch. Ngun tắc này địi hỏi: Pháp luật phải quy định tồn diện, đầy đủ, cụ thể và rõ ràng các vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN. Đây là cơ sở pháp lý không chỉ cho hoạt động của MTTQVN mà còn là cơ sở để các cơ quan, tổ chức và nhân dân, nhất là những đối tượng chịu sự giám sát và những người có quyền, lợi ích liên quan theo dõi việc MTTQVN thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát của mình. Việc tiến hành các hoạt động giám sát và PBXH trên thực tế phải được tiến hành theo những quy trình, cách thức đã được pháp luật quy định, được thông báo công khai theo những thời hạn nhất định trước khi tiến hành cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân được giám sát. Các tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giám sát và PBXHđều phải được pháp luật quy định và được thu thập, xử lý theo các quy trình, thủ tục rõ ràng, có thể kiểm chứng. Hoạt động giám sát và PBXH có thể có sự tham gia chứng kiến, đưa tin của các phương tiện thông tin truyền thông, trừ những trường hợp hoặc hoạt động cụ thể mà việc đưa tin rộng rãi có thể gây bất lợi cho hoạt động giám sát và PBXH hoặc tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội...
4.1.3.5. Không được trùng lắp và khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát, phản biện xã hội
Đối với hoạt động giám sát, trên thực tế hiện nay, có rất nhiều các hình thức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát, kiểm soát,... của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận. Vì vậy, trên thực tế hồn tồn có thể xảy ra tình trạng trùng lắp các hoạt động này, gây khó khăn, cản trở đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát đồng thời hiệu quả khơng cao, gây lãng phí thời gian, tài chính và các điều kiện khác... Do đó, địi hỏi hoạt động giám sát của MTTQVN khơng được trùng lắp và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát. Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch giám sát và PBXH thực chất, trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; đảm bảo chất lượng, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện.
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc Việt Nam quốc Việt Nam
Hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH là trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL, cơ quan thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra, UBTVQH và các đại biểu Quốc hội. Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo, nhất là UBTWMTTQVN cần có những hình thức, biện pháp cụ thể để động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân là thành viên MTTQVN tham gia tích cực vào q trình soạn thảo. Về phía các CQNN ở Trung ương, nhất là các cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra cần có ý thức tơn trọng, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và tinh thần của Hiến pháp về vị trí, vai trị của MTTQVN; phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm “phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận
xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Phương hướng đề xuất xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN. Gồm: (1) Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN; (2) Các giải pháp tổ chức thực thi pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN. Với tinh thần đó, các giải pháp sau đây sẽ góp phần để hồn thiện pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN.
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ViệtNam để bảo đảm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập tại những quy định hiện hành về