Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của phápluật về giám sátvà phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Trang 47 - 48)

phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện tổ chức và hoạt động của tổ chức mình. Ví dụ, pháp luật về hội, cụ thể hiện nay là Nghị định số 45/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là VBQPPL chứa đựng các quy định chung để tạo cơ sở pháp luật cho hơn 60.000 tổ chức hội ở Việt Nam căn cứ vào đó để xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của mình. Trong điều lệ của mình, mỗi tổ chức xã hội sẽ căn cứ vào tính chất, đặc điểm và điều kiện cụ thể để xác định tơn chỉ, mục đích, sứ mệnh, đề ra các nguyên tắc, quy phạm cụ thể để điều chỉnh các quan hệ cụ thể trong quá trình tổ chức và hoạt động, trong đó có tổ chức và hoạt động giám sát và PBXH.

Theo đó, pháp luật về giám sát và PBXH cũng sẽ tác động tới các quan hệ xã hội trong giám sát và PBXH bằng hai phương pháp điều chỉnh trực tiếp và gián tiếp. Với phương pháp điều chỉnh trực tiếp, pháp luật sẽ quy định cụ thể, toàn diện các nội dung, vấn đề cần điều chỉnh và trình tự, thủ tục cần thực hiện. Các chủ thể thực hiện giám sát và PBXH cũng như các đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức liên quan cần quán triệt và tuân thủ đầy đủ các quy định này. Ví dụ, những quy định được ghi nhận trong Chương V và Chương VI của Luật MTTQVN là những quy định trực tiếp điều chỉnh các quan hệ pháp luật về giám sát và PBXH của MTTQVN. Trường hợp điều chỉnh gián tiếp, pháp luật chỉ quy định chung, cơ bản để tạo sựthống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý, đồng thời yêu cầu và khuyến khích các tổ chức xã hội vận dụng, cụ thể hóa và vận dụng một cách sáng tạo cho phù hợp với các nguyên tắc, quy định chung và phù hợp với điều kiện của tổ chức mình.

2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật về giám sát và phản biện xãhội hội

Để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung hay một hệ thống QPPL thuộc một lĩnh vực cần phải dựa trên những tiêu chí nhất định. Có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện của pháp luật. Theo GS.TS.Lê Minh Tâm: “Có

nhiều tiêu chí để xác định mức độ hồn thiện của hệ thống pháp luật, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản là: Tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp luật của hệ thống pháp luật”

[117]. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định mục tiêu là:”Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Trong Luật xây dựng VBQPPL năm

2020 khơng có các quy định về các tiêu chí chung của một hệ thống pháp luật, nhưng có quy định cụ thể để xem xét, thẩm định, thẩm tra đối, thơng qua một VBQPPL cho thấy có sự thống nhất về một số tiêu chí cơ bản để đánh giá một VBQPPL đó là: sự cần thiết, tính phù hợp, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi.

Đối với pháp luật về giám sát và PBXH, việc đánh giá mức độ hồn thiện nó cần căn cứ vào các tiêu cơ bản là: Tính tồn diện và đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính quy phạm chặt chẽ,

công khai, minh bạch của pháp luật, kỹ thuật pháp lý và tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w