Kỹ thuật pháp lý là tiêu chí phản ánh khả năng nhận thức và năng lực xây dựng pháp luật của CQNN có thẩm quyền xây dựng pháp luật, đồng thời là phương tiện để bảo đảm cho pháp luật có được tính ổn định, dễ tiếp cận và có thể dự liệu được. Về lý thuyết, kỹ thuật pháp lý được thể hiện ở phương pháp tiếp cận vấn đề cần xử lý, kỹ thuật công cụ được sử dụng cho giải quyết vấn đề và cách thức biểu đạt nội dung một cách phù hợp và chính xác. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc sử dụng kỹ thuật pháp lý như thế nào trong quá trình xây dựng pháp luật khơng hồn tồn đơn giản, vì nó cịn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác, nhất là đối với pháp luật về giám sát và PBXH. Tuy nhiên, có thể nêu một số điểm khái quát đó là:
Thứ nhất, việc tiếp cận, lựa chọn các vấn đề để xem xét, xây dựng pháp luật điều chỉnh cần
khách quan, toàn diện, khoa học, tránh chủ quan, phiến diện, cực đoan; bảo đảm cho pháp luật về giám sát và PBXH phù hợp với chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Thứ hai, chú trọng xác định một cách khoa học và hợp lý mơ hình, cấu trúc, phạm vi điều
chỉnh của pháp luật về giám sát và PBXH của Việt Nam trong từng thời kỳ cụ thể để bảo đảm tính phù hợp và tính khả thi;
Thứ ba, chú trọng kết hợp hài hịa giữa tính cơ bản và tính ứng dụng trong việc xây dựng các
QPPL điều chỉnh trực tiếp và điều chỉnh gián tiếp của pháp luật, phù hợp với yêu cầu về tính nhân dân, tính dân chủ XHCN, tính xây dựng, tính khoa học và thực tiễn;
Thứ tư, sử dụng ngôn ngữ biểu đạt phù hợp, dễ hiểu, dễ tiếp cận và ứng dụng trong thực tiễn
đối với các tầng lớp nhân dân.