sát, phản biện xã hội
- Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát và PBXH của MTTQVN ở một số địa phương chưa thật sự được chú trọng.
- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, lãnh đạo chính quyền về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ giám sát, PBXH của MTTQVN còn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc và toàn diện, dẫn đến coi nhẹ công tác giám sát, PBXH của MTTQVN, chưa quan tâm đúng mức việc bố trí cán bộ bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ; nhiều cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên ở cơ sở, kể cả một số cán bộ làm công tác Mặt trận chưa hiểu đầy đủ về công tác giám sát, PBXH của MTTQVN.
- Giám sát, PBXH là một hoạt động khó, nhạy cảm nhưng cịn thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, PBXH; trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu được giám sát; cơ quan có dự thảo được PBXH.
- Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác giám sát, PBXH cịn nhiều bất cập. Cơng tác giám sát, PBXH địi hỏi cán bộ, cơng chức phải có chun mơn sâu, am hiểu về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, sâu sắc, trong khi số lượng và chất lượng của cán bộ, công chức làm công tác Mặt trận chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra. Hiện nay, nhân sự được bố trí tại các đơn vị được giao thực hiện công tác giám sát, PBXH ở cấp tỉnh (Ban Dân chủ - Pháp luật hoặc ban thực hiện nhiều lĩnh vực cơng tác, trong đó có lĩnh vực dân chủ - pháp luật) thường chỉ có từ 03 đến 05 người; ở cấp huyện, cấp xã khơng có bộ phận chun trách làm cơng tác giám sát, phản biện, số lượng nhân sự cả cơ quan chỉ có từ 04 - 05 người, cấp xã có từ 01 - 02 người trong khi khối lượng cơng việc chung của Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội ngày càng nhiều.
- Thiếu cơ chế huy động các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác giám sát, PBXH.
- Các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất của MTTQVN các cấp phục vụ cho các hoạt động giám sát và PBXH còn thiếu; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng của nhiều địa phương gặp khó khăn, nhiều địa phương khơng cân đối được nguồn ngân sách.
- Việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc trả lời của MTTQVN chưa được thường xuyên, liên tục.
Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về giám sát và PBXH từ 1992 đến nay có thể nói là khơng ngừng và ngày càng hồn thiện. Từ những quyđịnh rất khái quát trong Hiến pháp năm 1992 về giám sát, và sau này từ Hiến pháp năm 2013 về PBXH, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với các quy định nhằm phát huy vai trò giám sát và PBXH của MTTQVN với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Một số vấn đề lớn thuộc chủ trương quan điểm của Đảng như “Mặt trận đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; Mặt trận giám sát và phản biện xã hội…” đã được thể chế hóa tại các bản Hiến pháp năm 1992, năm 2013, Luật MTTQVN năm 2015 và nhiều VBQPPL khác. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để MTTQVN thay mặt nhân dân thực hiện nhiệm vụ “tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thơng qua các chức năng, nhiệm vụ, trong đó giám sát và PBXH đóng vai trị quan trọng.
Q trình thực hiện các quy định pháp luật về giám sát và PBXH ngày càng có kết quả thiết thực. MTTQVN đã chủ động thực hiện vai trị “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia xây dựng nhà nước” trong đó giám sát và PBXH đã góp phần xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì giám sát và PBXH cịn một số tồn tại hạn chế. Một trong những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế là do các quy định pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi. Đây là lý do để tác giả luận án tập trung nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁMSÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI