1 .Một số lý luận về chè và xuất khẩu chè
2.2 Phân tích thực trạng QLNN về XK chè của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2.2.2 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, kế hoạch và chương
trình xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018-2020)
Chiến lược XK chè của tỉnh Thái Nguyên được lồng ghép trong các chiến lược phát triển
KTXH, chiến lược xuất nhập khẩu cả tỉnh. Trong “Chiến lược Phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên 2011-2020”, định hướng chung đối với xuất khẩu cả tỉnh là: Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo cơng ăn, việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao GTGT, tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Đây là tư tưởng định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới và trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta cũng như trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên định hướng đối với XK chè là “mặt hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng GTGT còn thấp, cần phải nâng cao năng suất, chất lượng và GTGT; cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng phân khúc thị trường chè có chất lượng, giá trị cao. Từ 2020- 2030, phân khúc thị trường xuất khẩu chè thô và chè chất lượng kém giảm còn 15% tổng lượng chè xuất khẩu. Sản phẩm chè xuất khẩu sẽ phát triển theo hướng tập trung sản xuất và chế biến chè xanh và chè đen chất lượng cao.
Sự đổi mới QLNN đối với hoạt động XK chè của tỉnh Thái Nguyên thể hiện không những ở việc ban hành, xây dựng những chiến lược, quy hoạch mà còn ở việc bãi bỏ những quy hoạch, chính sách khơng phù hợp trên địa bàn. Năm 2017, UBND tỉnh Thái Nguyên Quyết định 139/QĐ/UBND tỉnh Thái Nguyên về Quy hoạch thương nhân xuất khẩu chè với mục tiêu kiện toàn, ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu chè, đảm bảo tối đa 50 đầu mối; gắn địa bàn hoạt động của thương nhân với các vùng sản xuất chè lớn, từng bước củng cố, phát triển đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu chè theo chiều sâu và hiệu quả xuất khẩu... Quy hoạch cũng đưa ra 03 tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu chè.
Tuy nhiên, trong điều kiện xuất khẩu chè trên địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn, sau hơn 3 năm thực hiện, đến nay, quy hoạch này gây nhiều cản trở cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè. Đồng thời, các tiêu chí điều kiện trong quy hoạch khơng cịn phù hợp với điều kiện phát triển. Do vậy, ngày 01/02/2020, UBND tỉnh Thái Nguyên đã bãi bỏ quy hoạch này góp phần bảo đảm tính minh bạch của thể chế, mơi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu chè.
Ngoài việc quản lý bằng các chiến lược, kế hoạch, nhiều chương trình XK chè theo từng mục tiêu khác nhau được UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai, như: chương trình XTTM, chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu chè uy tín, chương trình bảo hiểm XK chè…
Chương trình XTTM có nội dung chính là hỗ trợ doanh nghiệp XK chè của Tỉnh Thái Nguyên tiếp cận, mở rộng thị trường trọng điểm, thị trường mới và thị trường nhiều tiềm năng. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu cụ thể theo từng thị trường và những cơ hội khác nhau. Trong năm 2019, chương trình XTTM đã phê duyệt 7 đề án với tổng kinh phí là 5 tỷ đồng, tham gia các hội chợ triển lãm hàng đầu về chè, thực phẩm từ chè ở các thị trường trọng điểm.
Chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín có mục tiêu là ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong tỉnh Thái Nguyên trong tăng trưởng xuất khẩu chè; Hỗ trợ, giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Tỉnh Thái Nguyên với đối tác nước ngồi thơng qua các đầu mối nước ngoài nhằm tăng khả năng tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì việc lồng ghép các chương trình để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Để triển khai các chương trình có hiệu quả, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng. Nhiều đề án đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực trong các hoạt động XK chè của các cơ quan QLNN trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp, các hiệp hội và người dân được thực hiện. Trong chương trình XTTM, 3 đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong hoạt động XTTM, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2019, đã tổ chức 15 đợt tập huấn trên cả tỉnh về XTTM. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu chè cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung của các khóa đào tạo tập trung vào kỹ năng XTTM, thu nhập thông tin thị trường và tham gia hội chợ triển lãm cho các doanh nghiệp và đơn vị.