III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có gì mới? Nó đã tác động thế
thực dân Pháp có gì mới? Nó đã tác động thế nào đến xã hội Việt Nam?
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra giữa hai phe Hiệp ước và Liên minh. Nước Pháp thuộc phe Hiệp ước. Năm 1918, chiến tranh kết thúc. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương
(trong đó có Việt Nam) trên quy mơ lớn hơn ngay từ năm 1919. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai kéo dài đến năm 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
Nét nổi bật của cuộc khai thác lần thứ hai này là sự thay đổi thứ tự ưu tiên của các lĩnh vực khai thác. Nếu như ở cuộc khai thác lần thứ nhất, công nghiệp và nông nghiệp xếp sau giao thông - vận tải và thương nghiệp về vốn đầu tư, thì đến lần thứ hai, công nghiệp và nông nghiệp được ưu tiên đặc biệt và nông nghiệp được xếp hàng đầu. Tại Việt Nam, trong nông nghiệp, thực dân Pháp ưu tiên phát triển các đồn điền trồng cao su. Diện tích trồng cao su tăng từ hơn 15.800ha năm 1919 lên hơn 78.000ha năm 19301. Trong công nghiệp, khai thác mỏ (nhất là mỏ than) được đẩy mạnh. Các công ty than cũ được đầu tư thêm và nhiều công ty mới được thành lập.
Trong thương nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục giữ độc quyền xuất - nhập khẩu. Giao thông - vận tải được đầu tư để phục vụ công cuộc khai thác, vận chuyển ngun vật liệu và lưu thơng hàng hóa. Ngân hàng Đơng Dương nắm quyền chi phối hoạt động của các ngành kinh tế Đơng Dương.
Về văn hóa - giáo dục, nền giáo dục phong kiến hoàn toàn bị loại bỏ, thay vào đó là nền tân học theo lối phương Tây và vẫn nhằm đào tạo tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền thực dân. Chính sách 1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Đồng chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.678.
Nguyễn Tất Thành từng tham gia cuộc biểu tình chống thuế ở Huế năm 1908.
Bằng nhãn quan sắc bén, trí tuệ và lịng u nước nhiệt thành, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra sự bế tắc trong phương hướng cứu nước và hoạt động của các bậc tiền bối đương thời. Nguyễn Tất Thành không tán đồng con đường cứu nước của các vị trên, mà muốn tìm một con đường mới phù hợp hơn cho dân tộc và có khả năng thành cơng triệt để.
Năm 1910, Nguyễn Tất Thành quyết định vào Nam. Anh dạy học một thời gian ở trường Dục Thanh (Bình Thuận) rồi vào Sài Gịn. Nguyễn Tất Thành đến Sài Gịn với ý định tìm cơ hội sang các nước châu Âu nhằm tìm hiểu xem các nước châu Âu làm thế nào mà trở nên hùng cường, sau đó sẽ trở về giúp đồng bào.
Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành theo tàu buôn Latútsơ Tơrêvin rời Sài Gịn, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước rịng rã suốt nhiều năm.
Lịch sử về sau đã chứng minh quyết định và hướng đi này của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành là đúng đắn.
III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp có gì mới? Nó đã tác động thế thực dân Pháp có gì mới? Nó đã tác động thế nào đến xã hội Việt Nam?
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra giữa hai phe Hiệp ước và Liên minh. Nước Pháp thuộc phe Hiệp ước. Năm 1918, chiến tranh kết thúc. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đơng Dương
(trong đó có Việt Nam) trên quy mô lớn hơn ngay từ năm 1919. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai kéo dài đến năm 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
Nét nổi bật của cuộc khai thác lần thứ hai này là sự thay đổi thứ tự ưu tiên của các lĩnh vực khai thác. Nếu như ở cuộc khai thác lần thứ nhất, công nghiệp và nông nghiệp xếp sau giao thông - vận tải và thương nghiệp về vốn đầu tư, thì đến lần thứ hai, cơng nghiệp và nơng nghiệp được ưu tiên đặc biệt và nông nghiệp được xếp hàng đầu. Tại Việt Nam, trong nông nghiệp, thực dân Pháp ưu tiên phát triển các đồn điền trồng cao su. Diện tích trồng cao su tăng từ hơn 15.800ha năm 1919 lên hơn 78.000ha năm 19301. Trong công nghiệp, khai thác mỏ (nhất là mỏ than) được đẩy mạnh. Các công ty than cũ được đầu tư thêm và nhiều công ty mới được thành lập.
Trong thương nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục giữ độc quyền xuất - nhập khẩu. Giao thông - vận tải được đầu tư để phục vụ công cuộc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu và lưu thơng hàng hóa. Ngân hàng Đơng Dương nắm quyền chi phối hoạt động của các ngành kinh tế Đơng Dương.
Về văn hóa - giáo dục, nền giáo dục phong kiến hồn tồn bị loại bỏ, thay vào đó là nền tân học theo lối phương Tây và vẫn nhằm đào tạo tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền thực dân. Chính sách 1. Xem Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Đồng chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr.678.
văn hóa nơ dịch tiếp tục được thực thi nhằm hỗ trợ cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai được xúc tiến mạnh mẽ hơn so với lần trước, làm cho tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam ngày càng đậm nét. Sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp ngày càng sâu sắc.
Giai cấp địa chủ giàu thêm và càng câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc. Trong cả nước, giai cấp địa chủ chiếm khoảng 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích canh tác. Có đến 1/2 hoặc 2/3 số hộ ở nơng thơn khơng có hoặc có rất ít ruộng đất1. Dựa vào việc sở hữu ruộng đất, địa chủ cho nơng dân th để bóc lột địa tơ.
Giai cấp nơng dân ngày càng bị bần cùng. Có đến 50% số hộ nông dân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, 60%-70% số hộ ở Nam Kỳ khơng cịn ruộng đất. Một bộ phận nông dân rời quê hương đến các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền xin làm cơng. Họ tiếp tục bị bọn chủ người Pháp và một số chủ người Việt bóc lột khơng thương tiếc. Nơng dân Việt Nam cịn phải oằn mình gánh các thứ sưu cao thuế nặng của chính quyền thực dân. Thuế thân trước năm 1919 phải đóng 0,5 đồng/người, từ năm 1919 tăng lên 2,5 đồng/người. Năm 1923, sau cơn lũ tàn phá mùa màng, thực dân Pháp còn tăng thuế ruộng thêm 30%2.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần này, tư sản Việt Nam đã phát triển thành giai cấp. Tuy vậy, tiềm 1, 2. Xem Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.2, tr.171, 180.
lực của họ vẫn rất yếu ớt, tổng số vốn chỉ bằng 5% của tư sản Pháp.
Tầng lớp tiểu tư sản ở các đô thị tăng nhanh về số lượng. Họ cũng là tầng lớp sớm tiếp thu các luồng tư tưởng yêu nước từ bên ngoài truyền đến Việt Nam lúc bấy giờ.
Giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, cả nước có khoảng 10 vạn cơng nhân, đến năm 1929 đã có hơn 22 vạn.
Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp đã khiến xã hội Việt Nam ngày càng phân hóa sâu sắc. Mâu thuẫn cơ bản bao trùm xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể Nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược, cùng với đó là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến.