Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 45 - 47)

Bò khai

3.1.2.1. Tình hình khai thác và s dng cây Bò khai

Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình khai thác, sử dụng cây Bò khai từ 62 hộ dân trong vùng có nhiều cây tự nhiên, và là nơi người dân có tập quán khai thác và sử dụng cây này từ lâu cho thấy (bảng 3.2):

Mục đích sử dụng, Loài cây này được người dân chủ yếu dùng làm thực phẩm (rau xanh) và làm thuốc. Hầu hết đều khẳng định cây Bò khai có tác dụng chữa các bệnh về gan, thận, nước tiểu vàng.

Mục đích thu hái: Tỷ lệ những người thường thu hái rau Bò khai từ rừng đã từng đem bán loại rau này là 26/62 người được hỏi (42%). Nơi bán chủ yếu là tại chợ xã (73%) và một số bán cho người mua gom (27%). Giá bán dao động từ 3000 – 5000đ/bó (mỗi bó khoảng 200 – 300gam), như vậy giá của loại rau này là khá cao, từ 10000đ- 25000đ/kg ngọn non.

Phương thức thu hái: Phổ biến nhất là chỉ thu hái phần ngọn và lá non, tuy nhiên một số ít (14,5%) vẫn còn thực hiện việc khai thác kiểu chặt cả cây kéo xuống để thu hái ngọn và lá non.

Bảng 3.2: Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Bò khai

Mục đích sử dụng Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % số người được hỏi

Làm rau 62 100

Làm thuốc 42 67

Tổng 62 -

Mục đích thu hái Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % số người được hỏi

Số người từng đem bán 26 42

Nơi bán:

- Bán cho người mua gom (buôn) - Bày bán tại chợ

7 19

26,9 73,1

Cách thức thu hái từ rừng Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % số người được hỏi

Hái ngọn và lá non 53 85,5

Chặt cả cây để lấy ngọn và lá 9 14,5

Kết quảđiều tra 62 hộ về việc khai thác cây Bò khai những năm gần đây cho thấy (bảng 3.3):

Bảng 3.3: Tình hình khai thác cây Bò khai các thời kỳ

Nội dung 7 năm trước 5 năm trước Hiện tại

Số người lên rừng thu hái 31 54 58

Thời gian thu hái (giờ/lần) 1,8 2 2,4

Số lần đi thu hái (lần/tháng) 3 3,3 4,4

Số rau hái được (bó/lần/người) 35 32 25

Khoảng 7 năm trước đây số người thường xuyên lên rừng thu hái loại rau này là 31 người, thời gian thu hái trung bình 1,8 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 3 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 35 bó/lần/người thu hái. Khoảng 5 năm trước đây số người thường xuyên lên rừng thu hái loại rau này là 54 người, thời gian thu hái trung bình 2 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 3,33 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 32 bó/lần/người đi hái. Hiện tại số người thường xuyên lên rừng thu hái loại rau này là 58 người, thời gian thu hái trung bình 2,4 giờđi thu hái, tần suất khoảng 4,4 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 25 bó/lần/người đi thu hái.

Như vậy ta có thể thấy do nhu cầu sử dụng rau Bò khai của người dân tăng lên, dẫn tới sự gia tăng áp lực khai thác đối với loại cây này trong tự nhiên, cùng với việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nên năng suất thu hái ngày càng giảm.

3.1.2.2. Tình hình gây trng cây Bò khai

Theo kết quảđiều tra đối với những người từng khai thác rau Bò khai từ rừng (bảng 3.4) cho thấy: 40% trong số họ có trồng cây Bò khai trong vườn nhà. Nơi trồng phổ biến là trồng ngay trong vườn nhà (92%), chủ yếu lấy cây giống từ rừng về nhà giâm, trồng trực tiếp xuống đất (80%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4: Tình hình gây trồng cây Bò khai

Nội dung Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % số người được hỏi

Số hộđân có trồng cây Bò khai 25/62 40

Nơi trồng:

- Trồng trong vườn nhà - Trồng trên đất nương bãi

23/25 2/25

92 8

Nguồn cây giống, hạt giống:

- Sưu tầm cây giống từ rừng - Sưu tầm hạt giống từ rừng 20/25 5/25 80 20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 45 - 47)