Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 41 - 45)

3.1.1.1 Đặc đim t nhiên, kinh tế xã hi tnh Thái Nguyên

Vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.

Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc-Nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu: Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất

(tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.

Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.

Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu Thái Nguyên (trung bình 5 năm 2004-2008)

Tháng Lượng mưa (mm) Độẩm không khí (%) Nhiệt độ (0C)

1 5,6 78 16,2 2 20,8 86 18,6 3 47,3 87 19,8 4 16,3 83 25,6 5 337,9 81 26,5 6 235 82 28,9 7 244,7 85 29 8 289,5 88 27,2 9 190,9 78 27,2 10 61,8 82 26,7 11 82,1 79 22,7 12 2,8 78 19,8 TB 82,2 Tổng 1534,7

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên, tháng 1/2009)

Từ bảng 3.1 cho thấy thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây rau Bò khai nói riêng.

Cơ cấu đất đai: Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 - 200 m, có độ dốc từ 50 đến

200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên); Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Dân cư: Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786 người. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km².

Kinh tế - xã hội: Thái Nguyên gồm có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

3.1.1.2 Đặc đim t nhiên, kinh tế xã hi tnh Bc Kn

Vị trí địa lí: Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.

Địa hình: Bắc Kạn có địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi và núi cao. Địa hình Bắc Kạn có thể chia làm 3 khu vực: Khu vực phía Đông là các dãy núi kéo dài của cánh cung Ngân Sơn, cánh cung liên tục nhất, điển hình nhất ở vùng Đông Bắc; Khu vực phía Tây cũng là khối núi cao chót vót trên lãnh thổ Bắc Kạn. Cấu tạo chủ yếu của núi là đá phiến thạch anh, đá cát kết và đá vôi có lớp dày nằm trên đá kết tinh cổ; Khu vực trung tâm dọc thung lũng sông Cầu có địa hình thấp hơn nhiều. Đây là một nếp lõm được cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, đá vôi, đá

sét vôi có tuổi rất cổ, nhưng đá vôi không nhiều. Địa hình nơi đây thích hợpcho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp.

Khí hậu: Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của địa hình và hướng núi. Với chếđộ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25% tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thị xã Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi; Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.

Cùng với những những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, bên cạnh đó là hiện tượng mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế của tỉnh.

Cơ cấu đất đai: Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từđá vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai cũng còn khá tốt, là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện diện tích chưa sử dụng còn khá lớn.

Kinh tế xã hội: Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có 1 số bước phát triển đáng kể. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh năm 2005: Nông, lâm nghiệp tăng 5%/năm; Công nghiệp & xây dựng tăng 35%; Dịch vụ - du lịch tăng 15%, trong đó lượng khách du lịch đến tỉnh Bắc Kạn tăng 19-20%/năm.; Thu nhập GDP bình quân đầu người xấp xỉ là 216 USD; Sản lượng lương thực có hạt đạt 124.000 tấn; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 50,87%.

Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 41 - 45)