III. NHÀ LÊ SƠ DIỆT GIẶC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
1. Nguyễn Trãi: Bình Ngơ đại cáo Bản dịch in trong Bù
Duy Tân (Chủ biên): Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế
kỷ X-XIX), Sđd, t.1, tr.362.
tơn thất khơng cịn độc tơn nắm giữ chính quyền sẽ tạo điều kiện cho các giai tầng khác trong xã hội có cơ hội tham chính và sẽ khuyến khích các hoạt động giáo dục, thi cử để đào tạo cũng như tuyển chọn nhân tài. Những điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử khi ấy. Lê sơ là triều đại hoàn thiện thể chế quân chủ quan liêu, đã mở đường cho chế độ quân chủ nước ta tiến lên trong các thế kỷ sau.
Khác với thời Lý - Trần xem trọng Phật giáo, đồng thời có thái độ cởi mở với Nho giáo và Đạo giáo,
nhà Lê sơ thực hiện độc tơn Nho giáo và có xu hướng
xem nhẹ Phật giáo, Đạo giáo. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng của vương triều Lê, chiếm địa vị chi phối về mọi mặt của đất nước. Mọi mối quan hệ từ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng đến anh - em, bè bạn cùng các quan điểm về trị nước và đạo đức xã hội, nhân cách con người đều tuân theo những chỉ dẫn của quan điểm Nho giáo. Sở dĩ như vậy bởi vì với mơ hình qn chủ quan liêu, nhà Lê sơ tìm thấy ở Nho giáo một công cụ đặc biệt hữu hiệu để củng cố chế độ quân chủ tập quyền, ổn định trật tự xã hội và làm nền tảng cho luân lý cùng đạo đức phong kiến.
Trên phương diện kinh tế - xã hội, nhà nước Lê sơ là triều đại đầu tiên trong lịch sử dân tộc thực thi
chế độ quân điền, tức là nhà nước phân chia và phân
phối ruộng đất công của làng xã theo định kỳ cho dân làng. Chế độ quân điền được thực hiện từ năm 1429 dưới thời Lê Thái Tổ và được hoàn thiện dưới thời Lê Thánh Tông.
Theo quy định dưới thời Lê Thánh Tông, ruộng đất công của làng xã cứ 6 năm chia lại một lần. Phần
ruộng được nhận của mỗi đối tượng (gọi là ruộng khẩu phần) có sự phân biệt tùy theo địa vị và thân phận. Những người được chia ruộng chỉ có quyền sử dụng chứ khơng được quyền sở hữu.
Trên lĩnh vực giáo dục và khoa cử, vương triều Lê sơ đã học hỏi kinh nghiệm của Trung Hoa và đặt ra nhiều điển lệ làm quy chuẩn cho các triều đại về sau. Đó là định lệ chặt chẽ về các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, quy định cứ 3 năm tổ chức một kỳ thi Hội. Đó là việc khắc tên những người thi đỗ trong mỗi kỳ thi vào bia đá rồi đặt trang trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám... Thời Lê Thánh Tông được xem là thời cực
thịnh của chế độ giáo dục và thi cử của lịch sử Việt Nam trung đại; trong 38 năm đã tổ chức được 12 khoa
thi tiến sĩ, lấy đỗ 9 trạng nguyên trên tổng số 46 trạng nguyên suốt toàn bộ nền khoa cử Nho học Việt Nam.
Thời Lê sơ còn ghi dấu trong lịch sử với việc xuất
hiện nhiều cơng trình văn học và khoa học đồ sộ. Về
văn học, nổi tiếng nhất là áng thiên cổ hùng văn Bình
Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi), kế đó là Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc ngữ thi tập (đều của
Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh
Tơng)... Về khoa học, có Đại Việt sử ký tồn thư (bộ
quốc sử lớn nhất thời phong kiến), Dư địa chí (địa lý học - Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (địa lý và bản
đồ học), Quốc triều hình luật (hay luật Hồng Đức, bộ luật hoàn bị nhất thời phong kiến), Thiên Nam dư hạ
tập (cơng trình điển chương pháp chế lớn nhất thế
kỷ XV), Đại thành toán pháp (toán học - Lương Thế
Vinh), Lập thành toán pháp (toán học - Vũ Hữu), Bản
thảo thực vật toát yếu (y học - Phan Phu Tiên)...
Một đặc điểm nổi bật nữa của thời Lê sơ là việc
lãnh thổ được mở rộng về phía tây và phía nam. Dưới
thời Lê Nhân Tông (1442-1459), tù trưởng đất Bồn Man (Lào) xin dâng đất và theo về với nhà Lê. Triều Lê đã đổi vùng đất ấy thành châu Quy Hợp. Đến thời Lê Thánh Tơng thì đổi thành Trấn Ninh. Vùng đất này tương ứng với một phần phía Tây Nghệ An và một phần Đông Bắc của Lào ngày nay.
Năm 1471, Lê Thánh Tông chinh phạt Chămpa và sáp nhập một bộ phận đất đai Chămpa vào Đại Việt. Từ đó, biên giới nước nhà mở rộng được đến đèo Cù Mông, tức ranh giới tự nhiên giữa Bình Định - Phú Yên ngày nay.
Với gần 100 năm trị nước, nhà Lê sơ đã khiến nước Đại Việt được phục hưng trên mọi phương diện, trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á đương thời.