Các thị trường tiêu thụ:

Một phần của tài liệu Công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại công ty cổ phần việt thắng (Trang 86 - 88)

Tìm hiểu chung

Doanh nghiệp xuất khẩu sang khá nhiều thị trường như: Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hoa Kỳ….nhưng mỗi thị trường là một khách hàng nhỏ rất khó quản lý, đặc biệt là vất vả trong công tác xuất khẩu

Mặt khác từ năm 2005 đơn đặt hàng của khách hàng Nhật Bản ngày càng tăng lên vượt quá công suất của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp thu hẹp thị trường chỉ ký hợp đồng với một thị trường duy nhất là Nhật Bản. Đây là một thuận lợi đồng thời cũng là một khó khăn của doanh nghiệp. Thuận lợi đó là doanh nghiệp sẽ dễ quản lý hơn trong công tác tiêu thụ, giảm bớt các chi phí liên quan đến bán hàng, giảm bớt được công tác xuất khẩu. Tuy vậy nhược điểm đó là doanh nghiệp phải phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng chính này.

Tìm hiểu về Nhật Bản - thị trường chính của doanh nghiệp

Hiện nay doanh nghiệp chỉ có hoạt động chính là xuất khẩu thủy sản, mà không có thị trường tiêu thụ trong nước . Do đó thị trường duy nhất của doanh nghiệp hiện nay là thị trường Nhật Bản

Sự am hiểu về thị trường Nhật Bản đang ngày càng trở nên quan trọng hơn để giữ vững được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, giảm thiểu rủi ro. Nhìn chung Nhật Bản là một thị trường khó tính có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế phát triển.Tính thẩm mỹ của họ cao bắt nguồn từ điều kiện tiếp xúc với nhiều hàng hóa trong và ngoài nước. Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật là tính đồng nhất rất cao 90% thuộc tầng lớp trung.Một yếu tố quan trọng khi nghiên cứu thị trường Nhật Bản là phải biết cách thể hiện sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng châu Âu và Mỹ thường mua thuỷ sản theo kg thì người Nhật Bản thích mua thuỷ sản theo những gói nhỏ.

Khó khăn và thách thức từ thị trường Nhật Bản

- Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản đa dạng nhưng tinh tế, vừa mang đậm nét văn hoá Á Đông có truyền thống lâu đời, vừa có tính đô thị hiện đại nên họ đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng về kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì. Khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, nhìn chung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người.

- Ở Nhật Bản, thường người phụ nữ thường đảm nhận công việc nội trợ nên họ rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi giá cả. Về mẫu mã cần quan tâm đến mức độ tiện ích của sản phẩm. Cách đóng gói thực phẩm làm sao vừa đẹp, vừa đơn giản, gói kích cỡ nhỏ vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình ít người, vừa tiết kiệm được chỗ trưng bày.

- Người Nhật quan tâm ngày càng nhiều đến vấn đề môi trường nguồn lợi, nguồn gốc của sản phẩm và đặc biệt khách hàng Nhật Bản rất chú ý đến độ tươi của sản phẩm, đây là điều cần hết sức lưu ý. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được

phép nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng. Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải theo quy định của Luật ngoại hối và ngoại thương yêu cầu côta nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại công ty cổ phần việt thắng (Trang 86 - 88)