CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới và trong nước
1.4.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là một nước trồng lúa trọng điểm trên Thế giới, người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước của đất nước mình. Từ xa xưa cây lúa đã tở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Diện tích gieo trồng lúa, năng suất và tổng sản lượng lúa cả nước, có thể chia ra làm các thời kì như sau:
Từ năm 1878 đến năm 1945 (trong thời kì Pháp thuộc): Năng suất lúa chỉ đạt dưới 1 tấn/ha và sản lượng lúa khoảng 5 triệu tấn.
Từ 1945 đến 1955: Năng suất lúa bình quân đạt 1,2 đến 1,4 triệu tấn/ha với diện tích gieo trồng 4,2 đến 4,6 triệu ha và tổng sản lượng đạt 5,5 đến 6,7 triệu tấn thóc.
Từ 1960 đến 1985 (trước đổi mới): Năng suất lúa bình quân đạt 2,0 đến 2,8 tấn/ha; diện tích gieo trồng tăng đáng kể từ 4,8 đến 5,7 triệu ha; tổng sản lượng đạt 9,5 đến 15,9 triệu tấn thóc.
Từ 1990 đến 1999: Năng suất lúa tăng từ 3,2 đến 4 tấn/ha; diện tích gieo trồng lúa tăng từ 6,0 đến 7,7 triệu ha và sản lượng tăng từ 19,5 lên 31,0 triệu tấn thóc.
Từ 2000 đến 2007: Năng suất lúa bình quân tăng từ 4,2 đến 4,9 tấn/ha; diện tích gieo trồng có xu hướng giảm từ 7,6 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha và tổng sản lượng lúa tăng từ 32,5 đến 35,9 triệu tấn thóc.
Từ 2008 đến nay: Năng suất lúa bình quân đạt mức 5,2 đến 5,8 tấn/ha; diện tích gieo trồng trong vùng từ 7,4 đến 7,9 triệu ha; tổng sản lượng lúa trong khoảng 38,7 đến 45,1 triệu tấn.
27
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ 2008 - 2018
Năm Lúa cả năm Diện tích (Triệu ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Triệu tấn) 2008 7,400 52,336 38,739 2009 7,437 52,372 38,950 2010 7,489 53,416 40,005 2011 7,765 55,383 42,398 2012 7,761 56,353 43,737 2013 7,902 55,726 44,039 2014 7,816 57,538 44,974 2015 7,828 57,597 45,090 2016 7,734 55,738 43,112 2017 7,708 55,476 42,763 2018 7,570 58,180 44,046 (Theo FAOSTAT 8/2019)
Xuất khẩu gạo bình qn tính từ năm 1989 đến 1995 xấp xỉ 2 triệu tấn/năm, đứng hàng thứ 3 trên thế giới; từ 1996 đến 2003 là trên 3 triệu tấn/năm, từ 2004 đến 2008 là trên 4 triệu tấn/năm; từ 2009 đến 2012 liên tục tăng mạnh từ 6 đến 8 triệu tấn/năm và đứng thứ 2 trên thế giới. Năm 2013 do bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao nên gạo được xuất khẩu chỉ đạt mức gần 4 triệu tấn/năm và sau đó từ 2014 đến nay, xuất khẩu gạo bình quân xấp xỉ 6 triệu tấn/năm và đứng thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.
28
1.4.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa ở Bình Định 1.4.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa ở Bình Định
Những năm gần đây ở tỉnh Bình Định đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Đối với sản xuất lúa đã tiến hành chuyển từ 3 vụ/năm hiệu quả thấp sang 2 vụ/năm hiệu quả cao cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao hơn, nhiễm sâu, bệnh nhẹ. Các giống lúa thuần đang được sử dụng trong sản xuất là ĐV108, Q5, ML214, SH2, BC15, TBR1, ML48, ML49,… Hiện nay có khoảng 95 – 98% số hộ nơng dân trên địa bàn của tỉnh sử dụng giống cấp xác nhận và giống tương đương cấp xác nhận (do Hợp tác xã sản xuất), giảm mật độ gieo trồng còn khoảng 80 -120 kg/ha (tùy từng vụ). Đây là bước tiến quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực của tỉnh trong những năm gần đây.
Chọn giống thuần siêu lúa trung đến ngắn ngày với kiểu cây: thân cứng, lá dày, gọn khóm, đẻ vừa phải, 220 – 250 bơng/m2, bông to, tỷ lệ chắc hạt cao 160 - 180 hạt/bông, hạt dày, khối lượng 1000 hạt 26 – 28 g, năng suất cao trên 10 tấn/ha, chất lượng tốt, chống chịu với một số sâu, bệnh chính hại lúa, chịu mặn khá, nhằm đối phó với sự xâm thực mặn khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa và kĩ thuật canh tác cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã đánh giá được trong tập đoàn một số giống lúa triển vọng nhập nội từ IRRI là giống OM4900 và OM5240. Đã xác định được 3 giống lúa BM9962, ĐB6 và KD18 đột biến thích hợp 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng năng suất từ 70 – 80 tạ/ha. Các giống lúa này đều có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (<120 ngày), cây cứng, ít nhiễm sâu, bệnh và có khả năng thích ứng rộng.
29
Nghiên cứu và đánh giá tính kháng, khả năng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá của bộ giống lúa cho miền Trung hiện nay có cấp kháng 5 - 7, chưa phát hiện giống lúa cũng như các nguồn có kháng cao (0 - 3). Gen kháng cịn có hiệu quả đối với rầy nâu miền Trung. Các giống lúa chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá như: AS996. ML2002CL (RNT3), OM4668CL (RNT9), ...
1.4.3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định
Theo báo cáo của Sở Nơng nghiệp và PTNT Bình Định, năm 2019, tuy sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả đạt được vẫn rất khả quan. Trong đó, đáng kể nhất là năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 64,7 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với cùng kỳ; việc thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang cây trồng khác đem lại hiệu quả rõ rệt; việc triển khai thực hiện 4 dự án cánh đồng lớn với tổng diện tích 690 ha đã thu hút hơn 2.000 hộ nông dân tham gia, năng suất lúa cánh đồng lớn tăng từ 1,5 - 2 tạ/ha so với ngồi mơ hình [29].
Tổng diện tích sản xuất lúa tại Bình Định trong vụ Đơng Xn 2019 - 2020 là 48.036 ha. Trong đó có 36,298 ha lúa trên chân ruộng 2 vụ đang đẻ nhánh, đứng cái; 10.019 ha lúa trên chân ruộng 3 vụ đang làm đòng và 1.719 ha lúa chân cao sạ đang làm địng, trổ bơng [30].
1.4.3.3. Diễn biến thời tiết trong vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020
Kết quả quan trắc một số yếu tố khí tượng qua các tháng trong vụ Đơng Xn ở bảng 3.1 ta thấy có thể nhận xét như sau:
Tháng 12/2019, nhiệt độ trung bình là 23oC, nhiệt độ thấp nhất là 17,1oC, số giờ nắng trong tháng là 151 giờ, độ ẩm khơng khí trung bình 81% và có 12 ngày mưa trong tháng với lượng mưa 41,8mm là khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh.
30
Tháng 1/2020 ở tỉnh Bình Định là tháng có nhiệt độ trung bình 23,2oC, nhiệt độ này là khá ấm áp so với các năm trước và rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm địng.
Tháng 2, nhiệt độ trung bình là 23,1oC, thời gian chiếu sáng trong tháng là 205 giờ, ẩm độ khơng khí 82%, có 9 ngày mưa nhưng lượng mưa không lớn (20,4mm) nên khá thuận lợi cho lúa ở giai đoạn từ làm địng đến trổ bơng.
Tháng 3 là thời kì lúa ở giai đoạn từ sau trổ đến chín. Điều kiện nhiệt độ trung bình 26,2oC, ẩm độ 82%, thời gian chiếu sáng lớn 285 giờ, trung bình trên 9 giờ/ngày là rất thuận lợi cho quá trình quang hợp để tạo vật chất và tích lũy vật chất về hạt.
Tóm lại, điều kiện thời tiết trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020 cơ bản là thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa từ giai đoạn mạ đến trổ chín và thu hoạch.
Bảng 1.4. Diễn biến một số yếu tố thời tiết qua các tháng
(Đơng xn 2019 – 2020 tại Hồi Mỹ – Hồi Nhơn – Bình Định). Yếu tố Tháng To trung bình (0oC) To max (0oC) To min (0oC) Độ ẩm trung bình (%) Tổng lượng mưa (mm) Số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ) 12 23,0 28,0 17,1 81 41,8 12 151,0 1 23,2 29,5 17,7 85 19,7 9 175,0 2 23,1 31,5 17,2 82 20,4 9 205,0 3 26,2 37,3 21,4 82 20,3 8 285,0 4 26,7 33,6 22,0 84 53,2 13 245,0
31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1, trong đó ĐV108 là giống đối chứng đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất của tỉnh Bình Định.
- ĐV108: Nguồn gốc Trại giống lúa Đồng Văn
Đặc điểm:
Thời gian sinh trưởng: 125 - 130 ngày
Chiều cao cây: 90 - 95 cm; Năng suất: 50 - 55 tạ/ha Có khả năng chịu rét, chống đổ, chịu nóng và chịu hạn khá.
- BĐR07: Viện KHKT nơng nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: 90 - 110 ngày
Chiều cao cây: 80 - 85 cm; Năng suất: 75 - 85 tạ/ha Có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, kháng sâu bệnh tốt
- BĐR17: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ Thời gian sinh trưởng: 105 - 110 ngày
Chiều cao cây: 95 - 100 cm; Năng suất: 55 - 65 tạ/ha Có khả năng chịu hạn, chịu mặn, thích nghi rộng, kháng sâu bệnh tốt - ANS1: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Thời gian sinh trưởng: 100 - 105 ngày
Chiều cao cây: 95 - 105 cm; Năng suất: 65 - 80 tạ/ha Có khả năng chịu nóng tốt, kháng tốt với đạo ơn và rầy nâu
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân (từ tháng 11/2019 – 04/2020) - Địa điểm nghiên cứu:
32
+ Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng thuộc xã Hoài Mỹ, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa được phân tích tại phịng thí nghiệm của khoa Khoa học tự nhiên, trường Đại học Quy Nhơn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu phẩm chất gạo của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng
- Tiến hành trồng ở đồng ruộng Hoài Mỹ, Hồi Nhơn, Bình Định. Thí nghiệm được bố trí ở vụ Đơng Xn năm 2019 - 2020. Quy trình bố trí thí nghiệm theo Qui chuẩn Quốc gia ký hiệu QCVN 01 – 55:2011/BNNPTNT.
- Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m). Khoảng cách giữa các ô trong mỗi lần lặp lại là 30 cm và giữa các lần lặp lại là 50 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm cấy lúa bảo vệ.
- Phương thức cấy 1 dảnh/khóm, mật độ cấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2) - Thí nghiệm gồm 4 công thức:
33
+ CT1: Giống ĐV 108 (ĐC) + CT3: Giống BĐR17
+ CT2: Giống BĐR07 + CT4: Giống ANS1
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Diện tích bảo vệ
Khối 1 Khối 2 Khối 3
CT1 CT4 CT3 CT2 CT3 CT2 CT3 CT2 CT1 CT4 CT1 CT4 Diện tích bảo vệ * Kỹ thuật canh tác:
Áp dụng qui trình kĩ thuật của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.
Làm đất gieo sạ: Ruộng trước khi cày được dọn sạch cỏ, đào phá hang chuột và tu bổ bờ, cho nước vào ngâm sớm để diệt mầm móng sâu bệnh, cỏ dại của vụ trước.
Xử lý và ngâm ủ: Sử dụng nước sạch để ngâm hạt giống (dùng nước ấm với tỉ lệ 2 sôi + 3 nguội) ngâm 36 giờ. Trong thời gian ngâm, thay nước 1 – 2 lần. Khi hạt no nước tiến hành rửa chua, vớt hạt để ráo nước và ủ kín.
Tiến hành gieo sạ, sau khi gieo 16 ngày sẽ tiến hành cấy lúa theo mật độ cấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2) (cấy 1 dảnh/khóm).
Lượng phân bón: lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:
Phân chuồng hoai: 400 kg, vôi bột: 15 kg; lân Super: 15 kg, ure: 5 kg; kali clorua: 7 kg; NPK (16-16-8-13S): 8 kg
34
- Bón lót: Bón lót tồn bộ lượng vơi trước khi cày vỡ 10 ngày. Bón lót tồn bộ phân chuồng, phân lân trước khi cày lần cuối.
- Bón thúc: Bón thúc lần 1 (sau khi sạ 10 ngày): bón 3 kg phân ure + 2 kg phân NPK. Bón thúc lần 2 (sau khi sạ 20 ngày): bón 2 kg phân ure + 2 kg phân kali clorua + 2 kg phân NPK. Bón thúc lần 3 (sau khi sạ 40 ngày): bón 3 kg kali chorua + 2kg phân NPK. Bón thúc lần 4: khi lúa có đồng giả (khi lúa trổ 5 - 10%): Bón 2 kg phân kali chorua + 2 kg phân NPK.
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định
* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: - Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn - Chiều cao cây
- Số lá/cây
- Diện tích lá địng - Chiều dài bơng - Khả năng đẻ nhánh
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây - Tốc độ ra lá
- Tốc độ đẻ nhánh
* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Số bông/m2 - Số hoa/bông - Số hạt chắc/bông - Tỉ lệ hạt lép/bông - Trọng lượng 1000 hạt - NSLT; NSTT
* Chỉ tiêu về phẩm chất của hạt: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa: QCVN 01-134:2013/BNNPTNT:
35
- Tỉ lệ gạo lứt, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ hạt gạo nguyên - Hàm lượng protein, hàm lượng tinh bột
* Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại Theo TCN: QCVN 01-55:2011/BNNPTNT: - Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzae)
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
- Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas) - Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis)
* Hiệu quả kinh tế
- Lãi ròng = Tổng thu – tổng chi
- Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)
- Tổng chi = Giống + Phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + Công lao động
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê toán học: Theo phần mềm MS Excel 2016, phần mềm Statistix 8.2.
- Giá trị trung bình mẫu (X ): X = 1 ,
n x n i i trong đó Xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại
n: là số mẫu - Độ lệch chuẩn (δ) δ = 1 ) ( 1 n X x n i i , n < 30 - Hệ số biến thiên CV (%): CV (%) = X 100 .
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ của 4 giống lúa 3.1. Một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ của 4 giống lúa
Sức sinh trưởng của cây mạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng giống, điều kiện thời tiết, khí hậu và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, … Nếu cây mạ khỏe mạnh, sau khi cấy sẽ nhanh bén rễ hồi xanh, lúa chuyển sang đẻ nhánh sớm. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu nông học ở giai đoạn mạ của 4 giống lúa
Giống Tuổi mạ cấy (ngày) Sức sống của mạ (điểm) Số lá/cây (lá)
Chiều cao cây trung bình (cm) ĐV108 (ĐC) 16 5 3,2c 25,6d BĐR07 16 5 3,5b 26,8b BĐR17 16 5 3,4b 26,5c ANS1 16 5 3,7a 28,2a CV (%) 8,6 1,51 LSD 0,05 0,17 0,23