Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.4. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là một đặc điểm có tính di truyền. Các giống lúa khác nhau đều có thời gian sinh trưởng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của giống lúa còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vụ và điều kiện chăm sóc, … Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của từng giai đoạn nhằm tác động kịp thời các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro do thiên tai gây ra. Kết quả theo dõi thời gian của các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa được thể hiện ở bảng 3.4

- Thời gian từ cấy đến hồi xanh: Thông thường nếu cây mạ khỏe và điều kiện thời tiết sau khi cấy thuận lợi thì lúa sẽ nhanh bén rễ hồi xanh.

Trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên các giống lúa đều hồi xanh sau 4 - 5 ngày.

- Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến khi bắt đầu đẻ nhánh: Cây lúa đẻ nhánh sớm là điều kiện giúp cho q trình tích lũy chất khơ của nhánh đủ để tạo năng suất về sau. Thời kì bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc tính của giống, chất lượng mạ khi đem cấy, điều kiện thời tiết, … Trong thí nghiệm, tất cả các giống đều bắt đầu đẻ nhánh sau khi hồi xanh được 8 ngày.

- Thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh:

Đặc tính đẻ nhánh của lúa sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào kĩ thuật canh tác (mật độ cấy, chế độ nước, chế độ phân bón, …). Các giống lúa đẻ nhánh tập trung sẽ thuận lợi cho các nhánh có nhiều thời gian để sinh trưởng, phát triển, tích lũy vật chất vào thân, lá, … góp phần nâng cao tỉ lệ nhánh hữu hiệu về sau. Những giống đẻ nhánh muộn sẽ có số nhánh vơ hiệu cao, làm giảm năng suất hạt.

Kết quả theo dõi cho thấy, thời gian từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh của các giống biến động từ 23 đến 26 ngày. Giống ANS1 có thời gian

44

đẻ ngắn hơn so với các giống khác (20 ngày). Các giống cịn lại có thời gian đẻ nhánh từ 23 đến 26 ngày. Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm đều vào đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh khá tập trung.

- Thời gian từ làm đòng đến bắt đầu trổ bông:

Đây là giai đoạn cây lúa chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó tạo ra số lượng hoa trên bông, là điều kiện cần để tạo ra nhiều hạt/bông ở giai đoạn sau trổ. Kết quả theo dõi thấy rằng, thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến bắt đầu trổ bông của các giống chênh lệch nhau không nhiều và dao động từ 28-29 ngày.

- Thời gian từ bắt đầu trổ bông đến kết thúc trổ bông:

Thời gian lúa trổ bông cũng là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Bởi vậy, các giống lúa có thời gian trổ tập trung sẽ giảm thiểu được rủi ro trong khi trổ. Mặt khác, q trình vào chín trong quần thể sẽ đồng đều, thuận lợi cho công tác thu hoạch và chế biến sau thu hoạch. Lúa trổ và chín tập trung cịn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm (như giảm tỉ lệ hạt gãy, các tiêu chuẩn thương phẩm của hạt sẽ đồng đều hơn, …) bởi tỉ lệ hạt còn xanh, chín ép sẽ được giảm thiểu. Kết quả theo dõi về độ dài giai đoạn trổ ở các giống dao động từ 4 - 5 ngày, như vậy là trổ khá tập trung. Có thể do điều kiện thời tiết giai đoạn trổ thuận lợi nên lúa trổ nhanh. Thông thường, giai đoạn trổ nếu gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ thấp, trời âm u hoặc nhiệt độ độ quá cao sẽ làm cho thời gian lúa trổ kéo dài.

- Thời gian từ kết thúc trổ bơng đến chín hồn tồn:

Giai đoạn lúa trổ đến chín cũng là giai đoạn cuối trong chu kì sống của cây lúa. Đặc điểm của giai đoạn này là quá trình tạo vật chất tích lũy về hạt, bởi vậy giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến năng suất hạt thu hoạch cao hay thấp. Kết quả xác định cho thấy thời gian của giai đoạn này ở các giống là tương đương nhau và biến động từ 24 - 25 ngày.

45

Bảng 3.4. Thời gian ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của 4 giống lúa thí nghiệm

Giống Tuổi mạ khi cấy (ngày) Cấy đến hồi xanh (ngày) Hồi xanh đến đẻ nhánh (ngày) Đẻ nhánh đến kết thúc đẻ (ngày) Làm đòng đến trổ 10% (ngày) Trổ 10% đến trổ 85% (ngày) Trổ 85% đến chín 85% (ngày) Tổng TGST (ngày) ĐV108 (ĐC) 16 5 8 26 29 5 25 114 BĐR07 16 4 8 23 28 5 24 108 BĐR17 16 4 8 24 28 5 24 109 ANS1 16 4 8 20 28 4 24 104

46 - Tổng thời gian sinh trưởng:

Biết được thời gian sinh trưởng của giống để sử dụng các biện pháp gieo trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tổng hợp thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong thí nghiệm cho thấy các giống đều thuộc nhóm ngắn ngày, thời gian sinh trưởng trưởng dao động từ 104 – 114 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn là ANS1 (104 ngày), giống có thời gian sinh trưởng dài hơn là ĐV108 (114 ngày). Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của các giống lúa triển vọng trong thí nghiệm là phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay tại Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)