Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 78)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.13. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là yếu tố quan trọng nhất để từ đó lựa chọn giống lúa phù hợp và cho năng suất tối đa để đạt hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế của 4 giống lúa chúng tơi đã tiến hành phân tích và trình bày ở bảng 3.17.

69

Bảng 3.17. Chi phí sản xuất và thu hoạch của 4 giống lúa thí nghiệm (ha)

Chi phí Giá bán Số lượng Thành tiền

Giống 16.000đ/kg 120 kg 1.920.000đ Phân bón Ure 8.000đ/kg 100 kg 800.000đ Lân 4.000đ/kg 300 kg 1.200.000đ Kali clorua 9.000đ/kg 140 kg 1.260.000đ NPK 10.000đ/kg 160 kg 1.600.000đ Phân chuồng 500đ/kg 8.000 kg 4.000.000đ Vôi bột 10.000đ/kg 300 kg 3.000.000đ

Thuốc cỏ + thuốc sâu 110.000đ/sào 20 sào 2.200.000đ

Phun thuốc 150.000đ/sào 20 sào 3.000.000đ

Tiền công 400.000đ/sào 20 sào 8.000.000đ

Tổng cộng 26.980.000đ

Tùy thuộc vào phẩm chất gạo của từng giống lúa nên mỗi giống lúa có giá bán khác nhau và NSTT cũng khác nhau do đó thu được lợi nhuận cũng khác nhau. Cụ thể, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cho từng giống lúa được trình bày trong bảng 3.18

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của 4 giống lúa thí nghiệm (ha) Giống Tổng chi phí (đ) NSTT (tạ/ha) Giá bán (đ/kg) Thành tiền (đ) Lợi nhuận (đ) Tỉ suất ĐV108 26.980.000 58,35 7.100 41.428.500 14.448.500 0,34 BĐR07 26.980.000 61,93 7.400 45.828.200 18.848.200 0,41 BĐR17 26.980.000 54,79 6.900 37.805.100 10.825.100 0,29 ANS1 26.980.000 66,84 8.000 53.472.000 26.492.000 0,49

70

Số liệu ở bảng 3.17 và bảng 3.18, cho thấy:

- Tổng chi phí đầu vào của các giống lúa là như nhau nhưng NSTT và giá bán của mỗi loại giống là chênh lệch nhau do đó lợi nhuận của các giống lúa khác nhau đáng kể, lợi nhuận dao động từ 10,8 - 26,4 triệu đồng /ha. Lợi nhuận thu được cao nhất là giống lúa ANS1 với 26,492 triệu đồng/ha, thấp nhất là giống lúa BĐR17 với 10,825 triệu đồng/ha, giống đối chứng ĐV108 có lợi nhuận đạt 14,448 triệu đồng/ha.

- Tỉ suất lợi nhuận dao động từ 0,29 - 0,49. Trong đó, tỉ suất lợi nhuận cao nhất ở giống ANS1 (0,49), tiếp đến ở giống BĐR07 (0,41), ĐV108 (0,34) và thấp nhất ở giống BĐR17 (0,29).

71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của bốn giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17, ANS1; chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Các giống lúa thí nghiệm đều thích hợp với điều kiện sản xuất tại xã Hoài Mỹ, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong khoảng 104 - 114 ngày, trong đó giống ANS1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (104 ngày), giống đối chứng ĐV108 có thời gian sinh trưởng dài nhất (114 ngày).

- Các giống lúa thí nghiệm đều có khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt trong đó giống ANS1 có khả năng kháng được bệnh khơ vằn và bệnh đạo ôn hại lúa và sâu đục thân.

- Về năng suất: giống ANS1 đạt năng suất thực thu cao nhất (66,84 tạ/ha) và cao hơn so với giống đối chứng ĐV108 (58,35 tạ/ha), tiếp đến là giống BĐR07 (61,93 tạ/ha), thấp nhất là giống BĐR17 (54,79 tạ/ha).

- Hàm lượng amylose trong hạt gạo ở giống ĐV108 đạt cao hơn 25% (25,59%), các giống còn lại đạt tỉ lệ nhỏ hơn 25% (từ 15,20 - 21,87%). Hàm lượng protein trong gạo của các giống thí nghiệm chiếm từ 6,58 - 8,19%, trong đó giống ANS1 có hàm lượng protein cao nhất (8,19%).

- Phẩm chất cơm của 4 giống lúa thí nghiệm đều ngon (21 - 24 điểm), trong đó giống ANS1 đạt số điểm cao nhất (24 điểm), giống ĐV108 đạt số điểm thấp nhất (21 điểm), giống BĐR17 (22 điểm ) và BĐR07 (23 điểm).

72

- Về hiệu quả kinh tế: Giống lúa ANS1 cho lợi nhuận (26,492 triệu đồng/ha) và tỉ suất lợi nhuận (0,49) cao nhất và cao hơn so với giống đối chứng ĐV108 (lợi nhuận: 14,448 triệu đồng/ha; tỉ suất lợi nhuận: 0,34).

- Qua 4 giống lúa thí nghiệm thì giống lúa ANS1 đạt năng suất, chất lượng gạo, phẩm chất cơm và hiệu quả kinh tế tốt nhất.

2. Đề nghị

- Tiếp tục thí nghiệm so sánh giống lúa ANS1 với các giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 ở các mùa vụ tiếp theo và so sánh với các giống lúa khác để có kết luận chắc chắn hơn.

- Chọn giống lúa ANS1 đưa vào sản xuất ở xã Hoài Mỹ và một số xã khác trong huyện Hoài Nhơn để tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Bộ, (2007), “Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng”,

NXB Nơng nghiệp, 37 trang.

[2] Bùi Chí Bửu – Nguyễn Thị Lang (1995), “Ứng dụng Công nghệ sinh học trong cải tiến giống lúa”, NXB Nông nghiệp.

[3] Bùi Chí Bửu – Nguyễn Thị Lang (2009), “Sản xuất lúa gạo Việt Nam thành tựu và thách thức” Festival Lúa Gạo Việt Nam lần thứ I năm 2009, Hậu Giang, 20 trang.

[4] Vũ Ngọc Dương (2008), “Một số kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam”,http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_conte nt&view=article&id=612:mt-s-kt-qu-nghien-cuu-chon-tao-giong-lua- viet-nam&catid=103:lvnn&Itemid=165 (05/12/2008).

[5] Bùi Huy Đáp (1980), “Cây lúa Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6] Bùi Huy Đáp (1999), “Một số vấn đề về cây lúa”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [7] Nguyễn Ngọc Đệ (2008), “Giáo trình cây lúa”, NXB Đại học Quốc gia

TP Hồ Chí Minh, 338 trang.

[8] Nguyễn Như Khanh (1996), “Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật”, NXB Giáo dục.

[9] Nguyễn Thị Lang & Bùi Chí Bửu (2004), “Ứng dụng maker phân tử đánh

dấu gen mùi thơm trên lúa” Tạp chí di truyền học và ứng dụng, số 2/2004.

[10] Nguyễn Thị Lẫm (1998), “Giáo trình cây lúa”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [11] Đinh Thế Lộc (2006), “Giáo trình kĩ thuật trồng lúa”, NXB Hà Nội. [12] Đinh Văn Lữ (1998), “Giáo trình cây lúa”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [13] Lê Minh (2009), “Lúa giàu Vitamin A sẽ được thương mại hóa vào năm

[14] Mai Văn Quyền (2002), “160 câu hỏi và đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng

lúa”, NXB Nơng nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[15] Võ Minh Thứ (2004), “Dinh dưỡng khoáng ở thực vật bậc cao”, Trường Đại học Quy Nhơn, tài liệu Lưu hành nội bộ.

[16] Trung tâm thông tin – Bộ NN và PTNT, “Cây trồng biến đổi gen và vấn

đề an tồn sinh học”, Khoa học cơng nghệ và kinh tế, số 3/2001.

[17] http://www.vaas.org.vn/images/caylua/02/index.htm. [18] http://www.tinkhoahoc.com/nganh-khoa-hoc/the-gioi-thuc-vat/chon-tao- giong-lua-moi-nang-suat-cao.nd5- dt.51406.0300038./caylua/02/index.htm. [19] http://www.worldrices.blogspot.com/2012/05/. [20]http://www.donga.edu.vn/Tintuc/tabid/647/cat/310/ArticleDetailId/3987/ ArticleId/3985/Default.aspx. [21]http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi- VN/61/158/2/107/107/22374/Default.aspx. [22]http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi- VN/61/158/2/107/107/28724/Default.aspx. [23]http://vietbao.vn/Khoahoc/Trung-Quoc-lai-tao-thanh-cong-lua-chiu- man/4009804. [24]http://usda.mannlib.cornell.edu/MannUsda/viewDocumentInfo.do?Docu mentID=1229, tháng 3/2012, tháng 3/2012. (Sources: USDA, Foreign Agricultural Service, Production Supply and Distribution (PS&D) and

Grain: World Markets and Trade, (Grain Circular).

[25]http://khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thucvat/40228_Gene-giup- tang-nang-suat-va-chat-luong-gao.aspx.

[27] https://vtc16.vn/news/46/5009/Nghien-cuu-chon-tao-va-ung-dung-giong- lua-khang-benh-bac-la. [28]https://binhdien.com/dong-hanh-cung-nha-nong/ban-tin-binh-dien/benh- tungro-virus-tren-la.html. [29]https://www.binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/news/chitiet.ivt? intl=vi&id=5db064505954132193793dac. [30]https://www.mard.gov.vn/Pages/vu-dong-xuan-o-binh-dinh-se-thang- lon.aspx.

Phụ lục 1.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ TÀI

Hình 2. Lúa sau 5 ngày sạ Hình 3. Lúa ngày cấy (16 ngày sau sạ)

ĐV108 BĐR07

BĐR17 ANS1 Hình 6. Lúa đang đẻ nhánh

ĐV108 BĐR07

BĐR17 ANS1

ĐV108 BĐR07

BĐR17 ANS1

ĐV108 BĐR07

BĐR17 ANS1

ĐV108 BĐR07

BĐR17 ANS1

Phụ lục 2.

CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55:2011/BNNPTNT):

1. Một số chỉ tiêu về mạ

- Sức sống của mạ:

+ Điểm 1: Khỏe: Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn một dảnh. + Điểm 5: Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh. + Điểm 9: Yếu: Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng.

2. Một số đặc điểm hình thái và tính trạng đặc trưng của giống

- Màu sắc lá: Xanh đậm, xanh trung bình, xanh nhạt. - Dạng lá địng: Đứng, nửa đứng, ngang, gục xuống.

- Độ dài giai đoạn trổ: Số ngày bắt đầu trổ (80% số cây có bơng thốt khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trổ (80% số cây trổ).

+ Điểm 1: Tập trung: khơng q 3 ngày. + Điểm 5: Trung bình: 4 - 7 ngày.

+ Điểm 9: Dài: hơn 7 ngày.

- Dạng trổ bông: khoe bông hoặc giấu bông

- Độ thốt cổ bơng: Quan sát khả năng trổ thốt cổ bơng trên tồn bộ các cây trong ô:

+ Điểm 1: Thoát tốt

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bơng + Điểm 9: Thốt một phần

- Màu sắc vỏ trấu (trừ mỏ hạt): Vàng, vàng cam, nâu đỏ, nâu, tím đậm.

- Độ rụng hạt: Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bơng, tính tỉ lệ % hạt rụng, đánh giá theo thang điểm 1-9. Theo dõi 5 bông/ô.

+ Điểm 5: Trung bình (10% - 50% số hạt rụng) + Điểm 9: Dễ rụng > 50% số hạt rụng)

- Độ thuần đồng ruộng: Tính tỉ lệ cây khác dạng trên mỗi ô. + Điểm 1: Cao: Cây khác dạng < 0,3% (lúa lai < 2%).

+ Điểm 3: Trung bình: Cây khác dạng 0,3 - 0,5% (lúa lai 2% - 4%). + Điểm 5: Thấp: Cây khác dạng > 0,5% (lúa lai > 4%).

- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá theo thang điểm: + Điểm 1: Muộn: lá giữ màu xanh tự nhiên

+ Điểm 5: Trung bình: Các lá trên biến vàng + Điểm 9: Sớm: Tất cả lá biến vàng hoặc chết

3. Thời gian sinh trưởng

Tính số ngày từ khi gieo đến khi 85-90% số hạt/bơng chín. - Ngày bén rễ hồi xanh: là ngày xuất hiện lá mới trên cây - Ngày bắt đầu đẻ nhánh (10% số cây có nhánh)

- Ngày đẻ nhánh rộ (trên 50% số cây đẻ) - Ngày kết thúc đẻ (trên 80% số cây đẻ) - Ngày bắt đầu trổ (10% số cây trổ) - Ngày trổ hoàn toàn (80% số cây trổ)

- Ngày chín hồn tồn (85-90% số hạt trên bơng chín)

4. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển

- Chiều cao cây (cm): Dùng thước kẻ đo từ gốc đến ngọn cao nhất ở các thời kì đẻ nhánh, làm địng, trổ bơng. Mỗi cơng thức xác định 25 cây.

- Số lá/cây (lá): Đếm số lá, theo dõi định kì ở các thời kì đẻ nhánh, làm địng, trổ bông. Mỗi công thức đếm 25 cây.

- Diện tích lá địng = chiều dài x chiều rộng x K (Hệ số K=0,8). - Chiều dài bông: Dùng thước kẻ li đo từ cổ bông đến đỉnh bông

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt), theo dõi 10 cây mẫu trên ơ thí nghiệm.

- Theo dõi chiều cao cây: Bắt đầu theo dõi, đo đếm từ khi lúa hồi xanh đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng, định kì theo dõi 7 ngày/lần.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây = (chiều cao cây lần sau – chiều cao cây lần trước)/thời gian giữa 2 lần đo. Xác định từ khi lúa hồi xanh đến khi lúa đạt chiều cao cuối cùng, định kỳ theo dõi 7 ngày/lần.

- Theo dõi số lá: Đếm số lá, định kì 7 ngày/lần.

- Tốc độ ra lá = (Số lá lần sau – Số lá lần trước)/thời gian giữa 2 lần đếm. Theo dõi định kỳ 7 ngày/lần.

- Khả năng đẻ nhánh: Mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 khóm, định kì 7 ngày/lần. + Số nhánh hữu hiệu: Là số nhánh thành bơng có trên 10 hạt chắc.

+ Số nhánh tối đa: Là tổng số nhánh sau khi kết thúc đẻ.

+ Tỉ lệ nhánh hữu hiệu (%) = Số nhánh hữu hiệu / Số nhánh tối đa x 100. - Theo dõi sự đẻ nhánh: Theo dõi số nhánh định kì 7 ngày/lần, theo dõi từ lúc bén rễ hồi xanh đến kết thúc đẻ nhánh.

- Tốc độ đẻ nhánh = (số nhánh lần sau – số nhánh lần trước)/thời gian giữa 2 lần đếm. Theo dõi từ lúc bén rễ hồi xanh đến kết thúc đẻ nhánh, 7 ngày/lần.

5. Một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số bông/m2: Mỗi công thức đếm số bông của 5 khóm, tính trung bình rồi nhân với số khóm/m2.

- Số hoa/bơng: Mỗi cơng thức đếm tổng số hoa có trên bơng của 5 khóm mẫu rồi tính trung bình số hoa/bơng.

- Số hạt chắc/bông: Mỗi công thức đếm tổng số hạt chắc có trên bơng của 5 khóm mẫu rồi tính trung bình số hạt chắc/bơng.

- Khối lượng 1000 hạt: (g): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm 14%, sau đó tính trung bình.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha):

NSLT = (Số bông/m2) x (Số hạt chắc/bông) x P1000/10.000

- Năng suất thực thu: Cân trọng lượng hạt thực thu ở mỗi ơ thí nghiệm sau khi phơi khơ (độ ẩm 14%), loại bỏ hạt lép của 3 lần nhắc lại, tính trung bình (kg/diện tích thí nghiệm), sau đó quy ra năng suất tạ/ha.

6. Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại

- Bệnh đạo ôn hại lá (Pyrycularia oryzae): Quan sát vết bệnh gây hại trên lá + Điểm 0: Khơng có vết bệnh

+ Điểm 1: Vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ trịn hoặc hơi dài, đường kính 1 - 2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết dưới lá có vết bệnh

+ Điểm 3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên

+ Điểm 4: Vết bệnh như điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích lá

+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4 - 10% diện tích lá + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá + Điểm 9: Vết bệnh điển hình chiếm hơn 75% diện tích lá

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây) ở giai đoạn cây lúa từ ngậm sữa đến chín.

+ Điểm 1: Vết bệnh thấp hơn 20% so với chiều cao cây + Điểm 3: Vết bệnh từ 20 - 30% so với chiều cao cây + Điểm 5: Vết bệnh từ 31 - 45% so với chiều cao cây + Điểm 7: Vết bệnh từ 46 - 65% so với chiều cao cây + Điểm 9: Vết bệnh > 65% so với chiều cao cây

- Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker): Tính tỉ lệ dảnh bị chết và không bị bạc do sâu hại ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và giai đoạn vào chắc đến chín hồn tồn.

+ Điểm 0: Khơng gây hại

+ Điểm 1: Có từ 1 - 10% số dảnh chết hoặc bơng bạc + Điểm 3: Có từ 11 - 20% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 5: Có từ 21 - 30% số dảnh chết hoặc bơng bạc + Điểm 7: Có từ 31 - 50% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 9: Có từ > 50% số dảnh chết hoặc bơng bạc

- Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G): Tính tỉ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn từ đẻ nhánh đến chín hồn tồn.

+ Điểm 0: Khơng bị hại

+ Điểm 1: Có từ 1 - 10% cây bị hại + Điểm 3: Có từ 11 - 20% cây bị hại + Điểm 5: Có từ 21 - 35% cây bị hại + Điểm 7: Có từ 36 - 51% cây bị hại + Điểm 9: Có từ > 51% cây bị hại

7. Độ cứng cây

- Quan sát tư thế của cây trước lúc thu hoạch: + Điểm 1: Cứng: Cây không bị đổ

+ Điểm 9: Yếu: Hầu hết cây bị đổ rạp

8. Đánh giá về phẩm chất

* Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)