NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1, trong đó ĐV108 là giống đối chứng đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất của tỉnh Bình Định.
- ĐV108: Nguồn gốc Trại giống lúa Đồng Văn
Đặc điểm:
Thời gian sinh trưởng: 125 - 130 ngày
Chiều cao cây: 90 - 95 cm; Năng suất: 50 - 55 tạ/ha Có khả năng chịu rét, chống đổ, chịu nóng và chịu hạn khá.
- BĐR07: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng: 90 - 110 ngày
Chiều cao cây: 80 - 85 cm; Năng suất: 75 - 85 tạ/ha Có khả năng chịu hạn, thích ứng rộng, kháng sâu bệnh tốt
- BĐR17: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ Thời gian sinh trưởng: 105 - 110 ngày
Chiều cao cây: 95 - 100 cm; Năng suất: 55 - 65 tạ/ha Có khả năng chịu hạn, chịu mặn, thích nghi rộng, kháng sâu bệnh tốt - ANS1: Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ
Thời gian sinh trưởng: 100 - 105 ngày
Chiều cao cây: 95 - 105 cm; Năng suất: 65 - 80 tạ/ha Có khả năng chịu nóng tốt, kháng tốt với đạo ơn và rầy nâu
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân (từ tháng 11/2019 – 04/2020) - Địa điểm nghiên cứu:
32
+ Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng thuộc xã Hoài Mỹ, huyện Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa được phân tích tại phịng thí nghiệm của khoa Khoa học tự nhiên, trường Đại học Quy Nhơn, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu phẩm chất gạo của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
- Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của 4 giống lúa ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngồi đồng ruộng
- Tiến hành trồng ở đồng ruộng Hồi Mỹ, Hồi Nhơn, Bình Định. Thí nghiệm được bố trí ở vụ Đơng Xuân năm 2019 - 2020. Quy trình bố trí thí nghiệm theo Qui chuẩn Quốc gia ký hiệu QCVN 01 – 55:2011/BNNPTNT.
- Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m). Khoảng cách giữa các ô trong mỗi lần lặp lại là 30 cm và giữa các lần lặp lại là 50 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm cấy lúa bảo vệ.
- Phương thức cấy 1 dảnh/khóm, mật độ cấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2) - Thí nghiệm gồm 4 công thức:
33
+ CT1: Giống ĐV 108 (ĐC) + CT3: Giống BĐR17
+ CT2: Giống BĐR07 + CT4: Giống ANS1
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Diện tích bảo vệ
Khối 1 Khối 2 Khối 3
CT1 CT4 CT3 CT2 CT3 CT2 CT3 CT2 CT1 CT4 CT1 CT4 Diện tích bảo vệ * Kỹ thuật canh tác:
Áp dụng qui trình kĩ thuật của Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.
Làm đất gieo sạ: Ruộng trước khi cày được dọn sạch cỏ, đào phá hang chuột và tu bổ bờ, cho nước vào ngâm sớm để diệt mầm móng sâu bệnh, cỏ dại của vụ trước.
Xử lý và ngâm ủ: Sử dụng nước sạch để ngâm hạt giống (dùng nước ấm với tỉ lệ 2 sôi + 3 nguội) ngâm 36 giờ. Trong thời gian ngâm, thay nước 1 – 2 lần. Khi hạt no nước tiến hành rửa chua, vớt hạt để ráo nước và ủ kín.
Tiến hành gieo sạ, sau khi gieo 16 ngày sẽ tiến hành cấy lúa theo mật độ cấy 10 cm x 20 cm (50 khóm/m2) (cấy 1 dảnh/khóm).
Lượng phân bón: lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:
Phân chuồng hoai: 400 kg, vôi bột: 15 kg; lân Super: 15 kg, ure: 5 kg; kali clorua: 7 kg; NPK (16-16-8-13S): 8 kg
34
- Bón lót: Bón lót tồn bộ lượng vơi trước khi cày vỡ 10 ngày. Bón lót tồn bộ phân chuồng, phân lân trước khi cày lần cuối.
- Bón thúc: Bón thúc lần 1 (sau khi sạ 10 ngày): bón 3 kg phân ure + 2 kg phân NPK. Bón thúc lần 2 (sau khi sạ 20 ngày): bón 2 kg phân ure + 2 kg phân kali clorua + 2 kg phân NPK. Bón thúc lần 3 (sau khi sạ 40 ngày): bón 3 kg kali chorua + 2kg phân NPK. Bón thúc lần 4: khi lúa có đồng giả (khi lúa trổ 5 - 10%): Bón 2 kg phân kali chorua + 2 kg phân NPK.
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định
* Một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: - Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn - Chiều cao cây
- Số lá/cây
- Diện tích lá địng - Chiều dài bông - Khả năng đẻ nhánh
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây - Tốc độ ra lá
- Tốc độ đẻ nhánh
* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Số bông/m2 - Số hoa/bông - Số hạt chắc/bông - Tỉ lệ hạt lép/bông - Trọng lượng 1000 hạt - NSLT; NSTT
* Chỉ tiêu về phẩm chất của hạt: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa: QCVN 01-134:2013/BNNPTNT:
35
- Tỉ lệ gạo lứt, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ hạt gạo nguyên - Hàm lượng protein, hàm lượng tinh bột
* Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại Theo TCN: QCVN 01-55:2011/BNNPTNT: - Bệnh đạo ôn hại lá (Pyricularia oryzae)
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)
- Sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas) - Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis)
* Hiệu quả kinh tế
- Lãi ròng = Tổng thu – tổng chi
- Tổng thu = NSTT (kg/ha) x giá bán (đồng/kg)
- Tổng chi = Giống + Phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + Công lao động
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê toán học: Theo phần mềm MS Excel 2016, phần mềm Statistix 8.2.
- Giá trị trung bình mẫu (X ): X = 1 ,
n x n i i trong đó Xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại
n: là số mẫu - Độ lệch chuẩn (δ) δ = 1 ) ( 1 n X x n i i , n < 30 - Hệ số biến thiên CV (%): CV (%) = X 100 .
36