Một số chỉ tiêu phẩm chất về gạo của 4 giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.10. Một số chỉ tiêu phẩm chất về gạo của 4 giống lúa

Để bổ sung và phát triển giống lúa mới vào sản xuất, các nhà chọn tạo giống cũng như nông dân rất quan tâm đến các yếu tố năng suất và chất lượng gạo. Mặt khác, các chỉ tiêu về phẩm chất cũng rất được coi trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để có cơ sở lựa chọn giống lúa phù hợp hơn với nhu cầu của sản xuất trên đại bàn của tỉnh Bình Định, chúng tơi đã tiến hành phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của 4 giống lúa. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 3.14.

Kết quả xác định ở bảng 3.14 cho thấy:

- Tỉ lệ gạo lứt: Tỉ lệ gạo lứt cao hay thấp phụ thuộc vào độ dày của vỏ trấu. Nếu giống lúa có vỏ trấu càng dày thì tỉ lệ gạo lứt sẽ thấp hơn. Kết quả xác định ở bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ gạo lứt của các giống chênh lệch nhau rất ít và ở trong khoảng 78,1 - 79,2%.

- Tỉ lệ gạo xát: Tỉ lệ gạo xát là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất gạo của một giống. Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ gạo xát của các giống dao động từ 73,7 - 74,5%. Giống ANS1 có tỉ lệ gạo xát đạt cao nhất (74,5%), giống ĐV108 có tỉ lệ gạo xát thấp nhất (73,7%).

- Tỉ lệ gạo nguyên: Tỉ lệ gạo nguyên là chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của gạo. Với cùng một loại gạo, nếu có tỉ lệ tấm càng cao thì giá trị thương phẩm càng thấp. Kết quả phân tích cho thấy, tỉ lệ gạo nguyên của các giống lúa dao động từ 60,8 – 67,4%. Giống ĐV108 có tỉ lệ gạo nguyên cao nhất (67,4%), giống BĐR17 có tỉ lệ gạo nguyên thấp nhất (60,8%), các giống còn lại: BĐR17 (64,5%), giống ANS1 (65,2%).

- Độ trắng bạc (bạc bụng): Hiện nay, thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng ở trong và ngồi nước thích hạt gạo trong, khơng bị trắng bạc hoặc tỉ lệ diện tích hạt bị trắng bạc ít. Bởi vậy, những giống có hạt gạo trong hoặc ít bạc

65

bụng sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Kết quả phân tích thấy rằng các giống lúa thí nghiệm có hạt gạo hơi bị trắng bạc.

- Chiều dài hạt: Hiện nay thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng là thích gạo hạt dài, gạo trong. Bởi vậy, những giống có hạt gạo dài sẽ có lợi thế trong cạnh tranh trên thương trường. Kết quả xác định chiều dài hạt gạo của các giống trong thí nghiệm cho thấy, giống BĐR17 có chiều dài hạt gạo 7,1 mm nên thuộc nhóm hạt dài. Các giống ĐV108, BĐR07, ANS1 có chiều dài hạt gạo từ 5,8 - 6,3 mm nên thuộc nhóm hạt trung bình.

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu phẩm chất gạo của 4 giống lúa thí nghiệm

Giống Tỉ lệ gạo lứt (%) Tỉ lệ gạo xát (%) Tỉ lệ gạo nguyên (%) Độ trắng bạc (điểm) Chiều dài hạt (mm) Phân loại theo chiều dài hạt ĐV108(đc) 78,5 73,7 67,4 TB 5,8 TB BĐR07 79,2 74,3 64,5 TB 6,3 TB BĐR17 78,9 74,0 60,8 TB 7,1 Dài ANS1 78,1 74,5 65,2 TB 6,3 TB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của 4 giống lúa đv108, bđr07, bđr17 và ANS1 trồng tại xã hoài mỹ, huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)