CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của 4 giống lúa
Để so sánh một số đặc điểm hình thái đặc trưng của 4 giống lúa, chúng tôi đã tiến hành xác định chiều cao cây, kích thước lá địng, chiều dài bơng và dạng hạt. Kết quả thu được chúng tơi trình bày ở bảng 3.2.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:
- Chiều cao cây: Chiều cao cây của các giống lúa dao động từ 92,5 cm đến 109,4 cm. Giống có chiều cao cây lớn nhất là ANS1 (109,4 cm), giống có chiều cao cây thấp nhất là giống đối chứng ĐV108 (92,5 cm). Sự sai khác về chiều cao cây của 4 giống lúa thí nghiệm là có ý nghĩa thống kê.
- Lá địng là lá có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Chiều dài và chiều rộng lá đòng quyết định diện tích lá địng. Diện tích lá địng và hướng của lá địng có vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm quang hợp để tích lũy vào hạt, góc lá địng nhỏ, lá đòng thẳng đứng thì diện tích hấp thu ánh sáng nhiều nên khả năng quang hợp tích lũy chất khơ cao và ngược lại. Kết quả quan sát cho thấy các giống thí nghiệm đều có dạng lá địng đứng.
+ Chiều dài lá đòng: Chiều dài lá đòng của các giống lúa dao động từ 37,3 cm đến 41,4 cm. Giống có lá địng ngắn nhất là giống ĐV108 (37,3 cm), giống có lá địng dài nhất là ANS1 (41,4 cm), các giống còn lại BĐR07 (38,7 cm), BĐR17 (38,5 cm).
+ Chiều rộng lá đòng: Chiều rộng lá đòng dao động từ 1,7 cm đến 2,0 cm. Giống có chiều rộng lá địng nhỏ nhất là ĐV108 (1,7 cm), giống có chiều rộng lá đòng lớn nhất là ANS1 (2,0 cm), còn giống BĐR07 và BĐR17 có chiều dài lá địng như nhau (1,8 cm).
38
Như vậy, sự sai khác về chiều dài và chiều rộng lá đòng của giống ANS1 có ý nghĩa thống kê so với 3 giống ĐV108, BĐR07 và BĐR17. Còn sự sai khác về chiều dài và chiều rộng lá đòng giữa 3 giống ĐV108, BĐR07 và BĐR17 là khơng có ý nghĩa thống kê.
- Chiều dài bơng có ảnh hưởng đến số hạt/bông, là một trong các yếu tố cấu thành năng suất. Bởi vậy, giống có nhiều bơng và bơng dài, nhiều hạt sẽ cho năng suất cao. Các giống lúa trồng thí nghiệm có chiều dài bơng dao động từ 19,6 cm đến 21,0 cm. Giống có chiều dài bông nhỏ nhất là ĐV108 (19,6 cm), giống có chiều dài bơng lớn nhất là ANS1 (21,0 cm). Tuy nhiên, sự sai khác về chiều dài bông của 4 giống ĐV108, BĐR07, BĐR17 và ANS1 là khơng có ý nghĩa thống kê.
- Dạng trổ bông: Ở giai đoạn lúa trổ đến chín, những giống lúa có bơng cao hơn tán lá được gọi là lúa khoe bông, ngược lại gọi là lúa giấu bông. Các giống lúa giấu bông sẽ hạn chế được chim phá hoại hơn so với giống lúa khoe bông. Kết quả quan sát cho thấy các giống lúa trồng thí nghiệm đều giấu bơng.
- Màu sắc vỏ hạt lúa: Các giống lúa đều có vỏ trấu màu vàng.
- Hình dạng hạt gạo theo kích thước: Các giống lúa thí nghiệm đều có dạng hạt gạo từ dài đến trung bình, trong đó giống BĐR07 và BĐR17 có dạng hạt dài, các giống ANS1 và ĐV108 dạng hạt trung bình.
39
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của 4 giống lúa thí nghiệm
Giống Cao cây
(cm)
Lá địng Bơng lúa Hạt lúa
Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Dạng lá Địng Dài bơng (cm) Dạng trổ bông Màu sắc vỏ trấu Dạng hạt gạo theo kích thước ĐV108 (ĐC) 92,5d 37,3b 1,7b Đứng 19,6b Giấu bông Vàng TB
BĐR07 98,2b 38,7b 1,8b Đứng 20,4ab Giấu bông Vàng Dài
BĐR17 97,7c 38,5b 1,8b Đứng 20,0b Giấu bông Vàng Dài
ANS1 109,4a 41,4a 2,0a Đứng 21,0a Giấu bông Vàng TB
CV (%) 0,7 5,1 7,3 7,9
40