Hình thái và kích thước của nấm sợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. TỔNG QUAN VỀ NẤM SỢI

1.4.2.1. Hình thái và kích thước của nấm sợi

Nấm sợi là nhóm vi sinh vật có kết cấu dạng sợi phân nhánh. Tế bào có cấu tạo hồn chỉnh, kích thước lớn, có thể là đơn bào đa nhân hoặc đa bào đa nhân [2].

Sợi nấm (hypha) có dạng hình ống phân nhánh bên trong chứa chất nguyên sinh có thể lưu động. Về chiều dài chúng có thể sinh trưởng vơ hạn nhưng đường kính thì thường chỉ thay đổi trong phạm vi 1 – 30 µm [2].

Đầu sợi nấm có hình viên trụ, phần đầu gọi là vùng kéo dài. Lúc sợi nấm sinh trưởng mạnh mẽ đây là vùng thành tế bào phát triển nhanh chóng. Phần ngọn gồm đỉnh sợi nấm, phần tạo ra thành tế bào, phần tăng trưởng. Đỉnh sợi nấm gồm một chóp nón khơng tăng trưởng và có tác dụng bảo vệ cho phần ngọn của sợi nấm. Đây là phần chất ngun sinh, khơng có nhân và ít chứa các cơ quan tử. Phần này rất dễ tách rời với các phần cịn lại của ngọn sợi nấm vì dưới chóp nón là một phần có thành rất mỏng. Dưới nữa là phần tạo ra thành tế bào, các sợi nhỏ trên thành tế bào xếp ngang. Dưới nữa là phần tăng trưởng, thành của phần này có cấu trúc sợi dạng mạng lưới, ngọn sợi nấm tăng trưởng được là nhờ phần này. Tiếp theo là phần thành cứng hay còn gọi là phần thành thục của sợi nấm, thành tế bào ở phần này ngoài các sợi ngang còn được tăng trưởng bởi các sợi dọc. Bắt đầu từ phần này trở xuống là chấm dứt sự sinh trưởng của nấm sợi. Giữa hai phần nói trên là miền yếu và dễ gãy. Ở phần tăng trưởng của sợi nấm chứa đầy chất nguyên sinh với nhiều nhân, nhiều cơ quan, nhiều enzyme, nhiều axit nucleid. Đây là phần quyết định sự tăng trưởng và sự phân nhánh của sợi nấm [2].

Khuẩn lạc của nấm sợi có nhiều màu sắc khác nhau như khuẩn lạc của xạ khuẩn nhưng khuẩn lạc của nấm sợi phát triển nhanh hơn và thường to hơn khuẩn lạc của xạ khuẩn nhiều lần, dạng xốp hơn do kích thước khuẩn ty to

hơn. Thường thì mỗi khuẩn lạc sau 3 ngày phát triển có kích thước 5 – 10mm trong khi đó khuẩn lạc của xạ khuẩn chỉ khoảng 0,5 – 2mm [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)