TCVN 8007: 2009 về chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.1. TCVN 8007: 2009 về chuẩn bị mẫu thử và kiểm tra cảm quan

* Chuẩn bị mẫu thử:

Từ loại rượu đã chưng cất được và rượu đối chứng ở địa phương, lắc đều, từ mỗi loại lấy một lượng như nhau, sao cho có được lượng mẫu trung bình là 2 lít. Trộn đều rồi chia thành 2 phần bằng nhau, một phần để lưu mẫu, phần còn lại được dùng để phân tích [21].

Mẫu được đựng trong chai khơ, sạch, có dán nhãn, ghi rõ tên cơ sở sản xuất, tên loại men, ngày sản xuất. Mẫu lưu được bảo quản 6 tháng kể từ ngày lấy mẫu [21].

* Kiểm tra cảm quan:

- Yêu cầu chung: Khu vực thử các chỉ tiêu cảm quan phải thống, khơng có mùi lạ, xa khu vực thử nghiệm hóa học [21].

- Xác định dạng bên ngồi: Kiểm tra nhãn, bao bì đựng chai và chai sản phẩm, sau đó kiểm tra độ vẩn đục và tạp chất lạ [21].

- Xác định độ trong: Dùng 3 ống thủy tinh không màu có đường kính và chiều dài bằng nhau. Rót vào 1 ống 20ml nước cất, 1 ống đựng rượu thí nghiệm và ống còn lại đựng rượu đối chứng. Đặt 3 ống trên nền trắng dưới ánh sáng thường để so sánh màu sắc và độ trong [21].

- Xác định mùi vị: Rót 50ml mỗi loại rượu vào 2 cốc thử, dung tích 150ml, sau đó ngửi và nếm để xác định mùi vị. Các cốc đó đã được tráng

bằng nước cất và rượu mẫu thử nghiệm ngay sau đó tiến hành kiểm tra mùi, vị [21].

Không được thử quá 3 mẫu. Thử nếm để so sánh các mẫu với nhau. Sau khi cảm quan xong một mẫu phải nghỉ từ 5 – 10 phút. Trong thời gian nghỉ, phải súc miệng bằng nước đã đun sôi để nguội khơng có mùi, vị lạ và dùng những thức ăn không ảnh hưởng đến vị giác để đưa cảm giác trở lại bình thường [21].

* Tiến hành thử: Sau khi kiểm tra, đánh giá và cho điểm theo TCVN 3217 – 1979

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)