Sinh sản hữu tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. TỔNG QUAN VỀ NẤM SỢI

1.4.5.2. Sinh sản hữu tính

Nấm sợi cũng có q trình sinh sản hữu tính, bao gồm các hiện tượng chất giao, nhân giao và phân bào giảm nhiễm như các thực vật bậc cao. Có ba hình thức sinh sản hữu tính:

- Đẳng giao: từ sợi khuẩn ty sinh ra các túi giao tử bên trong có chứa giao tử. Các giao tử và túi giao tử hoàn toàn giống nhau giữa cơ thể “cái” và cơ thể “đực”. Các giao tử sau khi ra khỏi túi kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia giảm nhiễm thành các bào tử. Mỗi bào tử sau khi được phóng thích ra bên ngồi hình thành nên sợi nấm mới [2].

- Dị giao: là trường hợp các giao tử và túi giao tử của cơ thể “cái” và

cơ thể “đực” khác nhau. Khi hùng khí mọc vươn tới nỗn khí, từ hùng khí tạo thành các ống xuyên và qua đó tinh trùng vào thụ tinh với noãn cầu tạo thành noãn bào tử. Noãn bào tử được bao bọc bởi màng dày, sau một thời gian phân chia giảm nhiễm và phát triển thành sợi nấm sợi [2].

- Tiếp hợp: Từ hai khuẩn ty khác nhau gọi là sợi âm và sợi dương mọc ra nguyên phôi nang. Các nguyên phôi nang mọc hướng vào nhau dần dần hình thành màng ngăn với khuẩn ty sinh ra nó tạo tế bào đa nhân. Hai tế bào đa nhân tiếp hợp với nhau tạo thành bào tử tiếp hợp có màng dày. Bào tử tiếp hợp nảy mầm mọc thành ống mầm. Đầu ống mầm phát triển thành một nang vơ tính chứa nhiều bào tử. Khi nang vỡ giải phóng bào tử ra ngồi. Mỗi bào tử phát triển thành một sợi nấm [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng đường hóa trong quá trình lên men rượu của hai chủng nấm sợi mucor spp và rhizopus oryzae dùng trong sản xuất rượu truyền thống ở tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)