8 .Tổng quan các nghiên cứu
2.3. kiến của các bên liên quan về kiểm sốt nợi bợ hoạt đợng tín dụng tạ
Nợi dụng này sẽ trình bày kết quả tham khảo ý kiến của các bên có liên quan đến cơng tác KSNB hoạt đợng tín dụng tại BIDV Phú Tài; qua đó làm rõ hơn hoạt đợng kiểm sốt NB tín dụng tại Chi nhánh.
2.3.1. Mục đích và phương pháp
a. Mục đích
Tham khảo ý kiến của các cán bộ làm công tác KSNB, Ban giám đốc, bộ phận quản lý và giám sát tín dụng tại Chi nhánh và một số CBTD nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động KSNB tại Chi nhánh trong thời gian qua.
b. Phương pháp
Sử dụng bảng câu hỏi về những vấn đề cơ bản trong công tác KSNB hoạt động tín dung. Danh sách tham gia điều tra, phỏng vấn được trình bày ở Phụ lục 2.
Bảng câu hỏi (Phụ lục 1) được kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Lưu Thanh Nhàn (2014), với những nội dung được xây dựng xoay quanh các vấn đề sau:
+ Một số câu hỏi chung về những nội dung: Ban giám đốc và bộ phận kiểm soát, triết lý và phong cách điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy KSNB, phân chia trách nhiệm quyền hạn, năng lực đội ngũ nhân sự, tính chính trực và giá trị đạo đức.
+ Công tác KSNB hoạt động tín dụng tín dụng: Liên quan đến quy trình, phương pháp, nợi dung tiến hành kiểm sốt nợi bợ hoạt đợng tín dụng.
+ Những dạng sai sót thường gặp phát hiện được trong quá trình KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
2.3.2. Kết quả
Từ kết quả điều tra trình bày ở Phụ lục 3, có thể khái quát thành một số
nội dung cơ bản trong kết quả điều tra như sau.
Những hạn chế của công tác kiểm soát nội bộ.
- Số lượng cán bộ làm công tác KSNB tại Chi nhánh chưa đáp ứng được khối lượng công việc thực tế, chỉ với số lượng 5 người của phòng QLRR trong đó 3 người có tuổi nghề trên 1 năm và chưa trải qua thực tế công tác tín dụng trong khi phải thực hiện công tác KSNB cho toàn Chi nhánh vì vậy hiệu suất của công tác KSNB không cao, không thực hiện đầy đủ một cách toàn diện hoạt động KSNB, từ đó khó thể nhận diện các sai sót nên chưa phát hiện được những sai phạm tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ chưa được đảm bảo phù hợp với vị trí công tác, mặt khác năng lực một số cán bộ giữ chức năng then chốt trong quy trình tín dụng chưa thỏa đáng với vị trí công việc.
- Sự phối hợp của các đơn vị cơ sở được kiểm tra với phòng QLRR trong quá trình kiểm tra, giám sát chưa cao, còn mang tính đối phó, che giấu sai sót, bộ phận quản trị rủi ro và các phòng ban khác chưa báo cáo thường xuyên khi có những trường hợp bất thường xảy ra.
- Quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận KSNB hoạt động tín dụng còn chồng chéo với bộ phận kiểm sốt tín dụng ở mợt số nợi dung như việc tuân thủ quy trình, quy định nội bộ hoạt động tín dụng.
- Nội dung KSNB hoạt động tín dụng còn mang nặng việc kiểm soát tuân thủ, kiểm soát theo rủi ro chưa đạt được hiệu quả như công tác xét duyệt, thẩm định tín dụng, giải ngân và giám sau vay chưa chặt chẽ ở một số nợi dung, việc tn thủ quy trình kiểm sốt việc sử dụng vốn sau giải ngân chưa đầy đủ dẫn đến thường xuyên thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn theo định kỳ.
- Phương pháp KSNB trên hệ thống SIBS còn hạn chế chưa đánh giá một cách đầy đủ như sai sót do cố tình của cán bộ trong quá trình tác nghiệp
nếu không có sự phối hợp kiểm tra thực tế hồ sơ cũng như thực trạng của khoản vay.
- Các cuộc KSNB đối với hoạt động tín dụng mang tính chất định kỳ, không thường xuyên, tần suất kiểm tra thấp với mỗi phòng trực thuộc chỉ được kiểm tra trung bình 1/lần/năm.
- Nên tổ chức các chốt kiểm soát vào quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đặc biệt là tăng cường KSNB đối với hoạt động tín dụng nhiều hơn và ủy quyền cho bộ phận giám sát tín dụng tại đơn vị thực hiện giám soát thường xuyên, đồng thời cần bổ sung hoàn thiện các quy định chặt chẽ hơn trong quy trình xét duyệt khoản vay.
+ Những dạng sai sót thường gặp, cần phải khắc phục để các sai sót không lặp lại nhiều lần
- Hồ sơ pháp lý khách hàng vay, khoản vay chưa đầy đủ như thiếu giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, thiếu quyết định thành lập, điều lệ hoạt động doanh nghiệp, thiếu hồ sơ chứng minh khả năng tài chính, khả năng trả nợ.
- Trên 50% ý kiến cho rằng các sai sót về việc chưa định giá TSBĐ theo định kỳ và TSBĐ không đủ tiêu chuẩn thường xuyên xảy ra. Sai sót thường xảy ra trong việc thực hiện chính sách, quy định tín dụng như cho vay sai mốc lãi suất, việc phân kỳ hạn nợ chưa đúng.
- 100% ý kiến cho rằng nội dung thẩm định, tái thẩm định còn sơ sài và 88% ý kiến đồng ý rằng thường xuyên thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân.