Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 90)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được ở trên, công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài vẫn còn một số hạn chế sau.

- Việc thực hiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài do phòng QLRR thực hiên tuy nhiên tại Chi nhánh có sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng của bộ phận QLRR với các phòng ban khác do đó chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan trong công tác KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng.

- Công tác KSNB đối với hoạt đông tín dụng tại BIDV Phú Tài còn hạn chế về phát hiện số lượng các sai sót, chất lượng kiểm tra chưa cao, tỷ lệ kiểm tra thấp trên khối lượng công việc phát sinh. Hiện nay BIDV Phú Tài có 3 phòng QHKH và 7 phòng giao dịch trải dài khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Bình định với hoạt động tín dụng đa dạng, phòng phú gồm nhiều loại hình cho vay nhưng phòng QLRR tại BIDV Phú Tài với số lượng nhân sự mỏng, thiếu kinh nghiệm nên chỉ có thể kiểm tra, kiểm soát được một phần rất nhỏ so với quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh, vì vậy việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro tín dụng có thể gặp phải còn hạn chế.

- Năng lực, kinh nghiệm chuyên môn tín dụng của cán bộ QLRR làm công tác KSNB còn nhiều hạn chế do đó chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong công tác KSNB hoạt động tín dụng. Hơn nữa trình độ của cán bộ QLRR chưa bắt kịp với sự phát triển ngày càng phức tạp của hoạt động tín dụng, chưa đánh giá và nhận diện được những sai sót phức tạp, chưa thành thục các kĩ năng kiểm tra, kiểm soát để thực hiện nhiệm vụ nhánh chóng hơn.

- Quy trình và nội dung KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài chưa đáp ứng được các yêu cầu đối với công tác KSNB hiện đại. Quy trình KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài vẫn mang nặng về kiểm soát tính tuân thủ các quy định, chính sách tín dụng. Nội dung kiểm soát rộng, dàn trải, chưa trọng tâm chủ yếu đi sâu vào quá trình kiểm tra lại tập trung vào kết quả sự việc đã xảy ra nên việc phát hiện và cảnh báo các rủi ro có thể gặp phải chưa kịp thời. Kết quả kiểm soát của BIDV Phú Tài chỉ mới kiểm tra được các sai sót thông thường, việc phát hiện các sai sót trọng yếu tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa cao.

- Hiện nay, BIDV Phú Tài chưa sử dụng phương pháp kiểm soát gián tiếp làm căn cứ thực hiện các cuộc kiểm soát trực tiếp. Việc KSNB hoạt động tín dụng thông qua hệ thống SIBS chỉ có thể đánh giá khái quát về hoạt động tín dụng, từ đó phát hiện những hoạt động bất ổn tại các bộ phận tín dụng để tiến hành kiểm soát trực tiếp, ngăn chặn kịp thời những sai sót có thể gặp phải nhưng việc kiểm soát bằng hệ thống này đang còn cứng nhắc và dập khuôn theo những chỉ tiêu cơ bản, một số cán bộ còn lúng túng trong khi thực hiện.

- Nội dung KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài thể hiện trong biên bản kết luận kiểm tra – KSNB và biên bản kiến nghị sửa sai chưa phản ánh một cách đầy đủ các sai phạm phát hiện được, đồng thời chưa nêu rõ các nguyên nhân cụ thể dẫn đến các sai phạm đó. Ngoài ra trong quá trình thực hiện công tác KSNB hoạt động tín dụng, bộ phận QLRR còn bỏ qua một số sai phạm do ý kiến chủ quan hoặc kiêng nể lẫn nhau.

- Việc giám sát thực hiện sửa sai sau kiểm tra – KSNB và việc đánh giá kết quả sửa sai còn hạn chế. Hiện nay công tác KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài còn mang nặng việc phát hiện sai phạm, yêu cầu lãnh đạo bộ phận chịu trách nhiệm sửa sai và báo cáo sửa sai theo đúng thời hạn quy định, trong khi đó bộ phận QLRR chưa thường xuyên và chủ động trong công tác

giám sát quá trình sửa sai tại các đơn vị có sai phạm mà hầu như cán bộ QLRR kiểm soát sửa sai chỉ căn cứ vào báo cáo sửa sai của bộ phận có sai phạm nên chưa đánh giá đúng đắn về kết quả sửa sai của đơn vị.

Nguyên nhân của những hạn chế

Việc chuyển đối cấp quản lý duy nhất đối bộ phận KSNB của BIDV Phú Tài chưa được thực hiện, cụ thể bộ phận QLRR thực hiện chức năng KSNB tại Chi nhánh vẫn chịu sự quản ý trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh, nhiệm vụ của phòng gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh do đó tính độc lập và khách quan chưa cao.

Số cán bộ của phòng QLRR làm công tác kiểm soát nội bộ hiện tại là 5 (01 lãnh đạo phòng và 04 cán bộ) người so với 14 phòng chức năng và phòng giao dịch, trong khi đó ngoài công tác KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng thì cán bộ phòng QLRR còn thực hiện chức năng thẩm định, xử lý nợ theo qui định.

Mặt khác dù trình độ của QLRR về cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên với số lượng nhân sự của Chi nhánh ngày càng tăng, mạng lưới hoạt động mở rộng thì với đội ngũ cán bộ làm công tác KSNB như hiện nay không thể kiểm tra sát sao và thường xuyên được, số cuộc kiểm soát chưa thường xuyên, tỷ lệ hồ sơ được kiểm tra trung bình 3 năm chỉ đạt 10,68%, hơn nữa hàng năm bộ phận QLRR không thể thực hiện KSNB hoạt động tín dụng đối với tất cả bộ phận trực thuộc Chi nhánh được mà chỉ lựa chọn một số phòng để tiến hành kiểm soát.

Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của một số cán bộ còn hạn chế, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ chưa cao. Cán bộ QLRR làm công tác KSNB tuy được đào tạo bài bản nhưng do thiếu kinh nghiệm thực tế về tín dụng, với hơn 50% nhân sự QLRR có thời gian công tác trong lĩnh vực KSNB chỉ hơn 1 năm do đó cán bộ QLRR làm công tác KSNB

hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài chỉ một số kinh nghiệm kiểm tra – KSNB trong một số nội dung cơ bản nhưng việc thực hiện nhiệm vụ theo thói quen, sự phán đoán và suy luận logic để có thể nhận diện các sai sót chưa cao nên chưa phát hiện được những sai phạm tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra, còn thiếu các lớp tập huấn chuyên sâu về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cho các cán bộ QLRR làm công tác kiểm soát viên, chủ yếu cán bộ tự tìm hiểu và thực hiện theo văn bản quy định được ban ra.

Quy trình và nội dung kiểm soát chưa trọng tâm, còn mang tính thủ công nên hiệu quả phát hiện các sai phạm còn thấp. Cơ chế, chính sách và quy trình về KSNB tín dụng chưa được chuẩn hóa, nhiều văn bản chồng chéo, mặt khác BIDV Phú Tài chỉ có văn bản hướng dẫn quy trình chung về KSNB, chưa có quy trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng.

Nội dung kiểm soát dàn trải chưa xác định rõ vấn đề trọng tâm hay những vấn đề chứa đựng nhiều rủi ro để tiến hành kiểm tra kiểm soát, nội dung kiểm tra còn mang tính tuân thủ.Thời gian thực hiện kiểm tra dài, chi phí cao do chủ yếu vẫn là kiểm soát trực tiếp tại đơn vị, việc kiểm soát gián tiếp qua hệ thống thông tin nội bộ chưa mang lại kết quả cao.

Việc kết hợp các phương pháp kiểm soát chưa cao, kết quả đầu ra của phương pháp kiểm soát gián tiếp ngoài việc đánh giá chung về hoạt động tín dụng mà phải sử dụng nó làm một trong những căn cứ để tổ chức các cuộc kiểm soát cụ thể. Hơn nữa việc áp dụng kiểm soát trên hệ thống SIBS là một bước tiến lớn trong công tác KSNB, tuy nhiên cán bộ QLRR chỉ mới thực hiện đánh giá về hoạt động tín dụng ở một số chỉ tiêu cơ bản và còn hạn chế về khả năng phân tích trên hệ thống này.

Bộ phận QLRR thực hiện nhiệm vụ KSNB chưa khách quan, còn cả nể, bỏ qua một số sai phạm nhỏ. Mặt khác, do đối tượng được kiểm soát thường dấu diếm sai phạm và có tính chất đối phó khi có đoàn/tổ kiểm soát đến kiểm tra.

Hiệu lực, hiệu quả của công tác KSNB hoạt động tín dụng chưa cao, nên việc kiểm soát sử sai còn hạn chế, chưa áp dụng các chế tài sử phạt một cách nghiêm túc vì vậy mà công tác sửa sai khắc phục còn chậm.

Để hoạt động KSNB hoạt động tín dụng có hiệu quả không chỉ thể hiện ở viêc phát hiện sai sót mà còn là việc theo dõi kết quả khắc phục sửa sai theo đúng thời hạn quy định trong biên bản kiểm tra – KSNB như vậy mới đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận cơ bản đã xây dựng ở chương 1, chương này đã khái quát được quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài; đặc điểm hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đồng thời trong chương này đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng của BIDV Phú Tài trong giai đoạn 2014-2016 ở các vấn đề chủ yếu sau:

Quy trình, phương pháp và nội dung của công tác KSNB hoạt động tín dụng đang được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, trên có sở đó chỉ ra một số hạn chế của nó.

Khái quát và đánh giá kết quả công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSNB hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Đồng thời đưa ra những nhận xét về mặt đạt được và tiếp cận những tồn tại trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài theo COSO, đây là cách tiếp cận hiện đại đang được bản thân Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Phú Tài nói riêng áp dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đây cũng là cơ sở để xây dựng những giải pháp phù hợp ở chương 3 để tăng cường công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài trong thời gian đến.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚ TÀI

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng và công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài đến năm 2018

Trên cơ sở định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình định đến năm 2018, BIDV Phú Tài đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2016-2018 [14] là điều hành tăng trưởng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực, chương trình/dự án ưu tiên đảm bảo an toàn, hiệu quả và góp phần quan trọng tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trên địa bàn đồng thời tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp bảo đảm hài hóa lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động tín dụng của BIDV Phú Tài sẽ tập trung phát triển và khai thác các đối tượng khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm khách hàng mới trên địa bàn, tiếp cận đa dạng các mảng thị trường, xây dựng danh mục cho vay ổn định nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro với trọng tâm phát triển, mở rộng các khách hàng mới trên nguyên tắc thận trọng lựa chọn các khách hàng có mức độ tín nhiệm cao, phát triển gắn liền với quản trị rủi ro.

Giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn BIDV Phú Tài thực hiện quyết liệt Đề

án tái cơ cấu Chi nhánh, do đó trong giai đoạn này BIDV Phú Tài phát triển tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc: khách hàng tốt; phương án kinh doanh an toàn hiệu quả; đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn; khách hàng có ý thức trả nợ; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay. Đồng thời thường xuyên kiểm tra rà soát các danh mục nợ quá hạn, nợ xấu; danh mục nợ mới phát sinh chú trọng vào các điều kiện tín dụng với khách hàng. Ngoài ra BIDV Phú Tài tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống.

Những đối tượng khách hàng hướng tới:

Trên cơ sở định hướng phát triển trên, BIDV Phú Tài đã chú trọng hướng đến những đối tượng khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, được đánh giá xếp hạng tín dụng cao. Tiếp cận vào các đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng như các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn; thường xuyên và sử dụng nhiều dịch vụ của BIDV.

Ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân theo các chương trình dựa án hợp tác và các khách hàng có chọn lọc đảm bảo an toàn hiệu quả cao.

Một số mục tiêu hoạt động tín dụng cụ thể [14]:

- Mức tăng trưởng tín dụng tối thiểu phải đạt 20% - Tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%

- Kiểm soát tốt các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, không để tăng tỷ lệ xấu, tích cực đôn đốc thu hồi để giảm dự phòng rủi ro tạo thêm thu nhập

- Tích cực thu hồi các khoản nợ đã xử lý bằng các quỹ dự phòng để tăng thêm thu nhập và làm lành mạnh danh mục cho vay

3.1.2. Định hướng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Tài

a. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và kiểm soát nội bộ hoạt động tín

dụng của BIDV Phú Tài

Xuất phát từ sự cần thiết và thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài và phương hướng hoạt động của Ban kiểm soát BIDV, BIDV Phú Tài đã đề ra định hướng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2018 [14] như sau:

- Phòng QLRR tại BIDV Phú Tài là bộ phận đầu mối phối hợp cùng với phòng QTTD thực hiện triển khai toàn diện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trên cơ sở thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các phòng, bộ phận liên quan đến công tác tín dụng tại BIDV Phú Tài nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra ảnh hưởng tới uy tín và kết quả hoạt động của Chi nhánh, trong đó tập trung giám sát kiểm tra, kiểm soát vào các lĩnh vực cho vay có mức độ rủi ro cao, những lĩnh vực đã phát sinh rủi ro trong quá khứ và các đơn vị có nhiều sai sót trong quá trình kiểm tra, giám sát.

- Phòng QLRR tại BIDV Phú Tài chủ động xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng nhằm hỗ trợ Giám đốc nắm bắt và kiểm soát toàn bộ hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Tài, giúp Ban giám đốc Chi nhánh Phú Tài đưa ra những quyết định đúng đắn, an toàn đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng.

- Ban lãnh đạo BIDV Phú Tài chú trọng trong công tác đào tạo nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)