Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 27 - 28)

8 .Tổng quan các nghiên cứu

1.2. Kiểm sốt nợi bợ trong ngân hàng thương mại

1.2.2. Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương

mại

a. Khái niệm kiểm sốt nợi bợ

Khái niệm kiểm sốt nợi bợ đã hình thành và phát triển dần trở thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức. Quá trình nhận thức và nghiên cứu về kiểm sốt nợi bợ đã dẫn đến các quy định khác nhau từ giản đơn đến phức tạp về hệ thống này. Trong đó, định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi được đưa ra vào năm 1992, bởi COSO (Committee of Sponsorning organization) [2, tr.79]:

“ Kiểm sốt nợi bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây:

- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.

- Các luật lệ và quy định được tuân thủ. - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”

Theo báo cáo Basel (1998) của Ủy ban về giám sát ngân hàng (BCBS - Basel Committee on Banking Supervision) đã đưa ra công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng (Framework for Internal Control System in Banking

Organisations) đã định nghĩa KSNB [6, tr.12] như sau” Kiểm sốt nợi bợ là

một quá trình bị chi phối bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên. Nó không chỉ là một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình KSNB cũng như liên tục giám sát sự

hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình này. Các mục tiêu chính của KSNB được phân loại như sau:

- Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động,

- Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin tài chính và quản trị, - Sự tuân thủ pháp luật và các qui định liên quan.”

b. Mục tiêu của kiểm sốt nợi bợ trong NHTM

Kiểm sốt nợi bợ nhằm đạt được các mục tiêu sau [10]:

- Đảm bảo hoạt động của ngân hàng được triển khai đúng định hướng, sử dụng nguồn lực và tiến hành các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả cao nhất.

- Đảm bảo chắc chắn các quyết định và chế độ quản lý đã được ngân hàng và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng thể thức và giám sát mức độ hiệu quả cũng như tính hợp lý của các chế độ đó.

- Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả.

- Bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng.

- Bảo đảm việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác là đúng thể thức các giao dịch phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế

nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)