Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 47)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị lợn tại một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang

Tháng 5/2019, tỉnh Tuyên Quang công bố có Dịch tả lợn Châu Phi. Từ đó đến nay, tồn tỉnh đã có 747 thơn, 126 xã có lợn mắc bệnh DTLCP, với tổng số lợn buộc tiêu hủy 29.513 con, tương đương trên 1.424 tấn lợn hơi. Trước tình hình đó lãnh đạo sở NN&PTNT tỉnh Tun Quang đã tăng cường kiểm tra và đôn đốc, giám sát việc thực hiện cơng tác phịng, chống dịch bệnh tại cơ sở, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn trên địa bàn. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm gián đoạn chuỗi giá trị lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang là huyện có đàn lợn đứng thứ 2 trên địa bàn tỉnh. Huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chính sách và cách làm để hoàn thiện chuỗi giá trị lợn trên địa bàn huyện cụ thể:

Linh động thực hiện các chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ chăn ni lợn như: Cho vay có hỗ trợ lãi suất tối đa 5 tỷ đồng/HTX, 500 triệu đồng/trang trại, hỗ trợ 1 tỷ đồng/dự án chăn nuôi lợn, hỗ trợ chăn nuôi nông hộ 5 triệu đồng/lợn đực giống...

Tuyên truyền tập huấn cho các hộ, các trang trại, gia trại về cách thức tái đàn, chăn nuôi tái đàn lợn và kỹ thuật chăn nuôi hướng theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn ni an tồn sinh học.

Thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sau đó liên kết với doanh nghiệp nhằm giảm giá thành đầu vào, tăng giá bán.

Tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc gặp gỡ với các công ty tiêu thụ thịt lợn, các đối tác cung cấp thức ăn chăn ni để gắn kết, tạo mơi trường có một chuỗi giá trị bền vững.

Sau các chính sách khắc phục, hiện nay huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang đã dần khôi phục được chuỗi giá trị lợn trên địa bàn của huyện giúp nâng cao được giá trị sản phẩm thịt lợn trên địa bàn.

1.2.1.2 Kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng với vị trí thuận lợi giáp với thành phố Hà Nội, một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Chăn nuôi lợn tại Hưng Yên trong một vài năm trở lại đây đã có những chuyển biến căn bản, quy mơ chăn nuôi hộ ngày càng lớn làm tăng số đầu con trong chăn ni và sản lượng của tồn tỉnh.

Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, biến động của thời tiết, hoạt động chăn nuôi tại Hưng Yên tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi từ chăn ni quy mơ hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại.

Tồn tỉnh đang có trên 7.600 hộ chăn ni lợn, số hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại đạt khoảng 500 mơ hình. Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng an toàn sinh học và chăn nuôi VietGAP (VietGAHP). Đến nay, hầu hết các trang trại đảm bảo tiêu chí chăn ni an tồn sinh học, khoảng 8-10% hộ chăn ni an tồn sinh học đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người chăn nuôi tập trung tăng năng suất, chất lượng lợn thịt thương phẩm, nhờ đó dù tổng đàn ở mức ổn định người chăn ni vẫn có lãi. UBND huyện Văn Giang và Tỉnh Hưng Yên có hướng phát triển trong chăn nuôi trong thời gian tới như: tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển

ổn định đàn lợn, tập trung tăng đàn tại chỗ ở các cơ sở chăn nuôi tập trung đủ điều kiện chăn ni an tồn sinh học trên cơ sở đảm bảo nguồn giống chất lượng tại trại sẵn có và nguồn giống tự sản xuất. Khuyến khích phát triển chăn ni theo hướng chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại an tồn sinh học và chăn ni VietGAHP bảo đảm an tồn dịch bệnh và vệ sinh mơi trường, khơng khuyến khích phát triển chăn ni quy mơ nơng hộ, nhỏ lẻ. Xử lý nghiêm các hộ chăn nuôi vi phạm Luật Thú y, Luật Chăn ni, Luật Bảo vệ mơi trường và Luật An tồn thực phẩm.

1.2.1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị lơn trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Chăn nuôi lợn là một trong những hoạt động nông nghiệp quan trọng nhất đối với nông dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, khoảng 85% - 90% số hộ gia đình đều chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn chủ yếu là trên quy mô rất nhỏ và nhỏ, đa phần nằm trong khn khổ hộ gia đình, và được đặc tính hóa ở vị trí địa lý, dân tộc, giống lợn ni, kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi lợn, và mức độ phát triển thị trường. Trước tình hình dịch bệnh năm 2019 chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn do quy mơ nhỏ lẻ và dịch bệnh phức tạp. Nhưng bằng các cách làm khác nhau huyện Văn Chấn đã củng cố dần dần chuỗi giá trị lợn trên địa bàn huyện.

Hội đồng nhân dân huyện Văn Chấn đã ra nghị quyết Nghị quyết 13 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông, lâm, nghiệp sau dịch bệnh Covid-19 nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân tái đàn sau dịch bệnh. Thơng qua các chương trình dự án của tỉnh, của huyện và chủ trương của địa phương, đã làm thay đổi tư duy chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng tập trung, đáp ứng quy mô. Thông qua tuyên truyền hướng dẫn đã dần thay đổi nhận thức, tư duy của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa.

1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan

Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Các ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó nơng nghiệp được đánh giá sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên để không bị tụt hậu, ngành nơng nghiệp phải nhanh chóng phát triển thành cơng chuỗi giá trị. Do tầm quan trọng của phát triển chuỗi giá trị nên hiện nay đã có rất

nhiều các nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm đưa ra các phân tích, đánh giá các tác nhân để nâng cao chuỗi giá trị hiện nay như:

(1). Phạm Thị Tân và cộng sự (2012), “Nghiên cứu các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Nghiên cứu đi sâu tìm

hiểu các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn ở tỉnh Nghệ An. Trong các tác nhân này, hộ chăn nuôi và hộ tiêu dùng có số lượng đơng nhất. Hộ chăn ni tạo ra giá trị gia tăng nhỏ nhất và cũng chịu nhiều rủi ro, bất lợi nhất so với các tác nhân khác. Phân phối VA, thu nhập thực tế giữa các tác nhân chưa thực sự hợp lý, người bán lẻ và lị mổ thu được lợi ích cao hơn các tác nhân khác. Phân tích tài chính cho thấy, hộ nuôi lợn thịt đang bị thua thiệt do phải sử dụng yếu tố đầu vào cao hơn giá xã hội. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tác nhân và của cả kênh tiêu thụ thịt lợn, trong đó hộ chăn ni chịu ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi. Để kênh tiêu thụ thịt lợn ở Nghệ An phát triển tỉnh Nghệ An cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là các giải pháp kinh tế.

(2). Lê Ngọc Hướng (2011), nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tác giả đã nghiên cứu tất cả các hoạt động từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, tương ứng với các hoạt động đó có các nhóm tác nhân khác nhau. Tập trung phân tích các mối quan hệ của các nhóm tác nhân, các thể chế và cơ chế thị trường, những thách thức và cơ hội đối với từng nhóm tác nhân.

Nhìn chung các nghiên cứu đã phân tích chuỗi giá trị ở các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phân tích đầy đủ một chuỗi giá trị về thịt lợn mà chỉ tập trung vào nghiên cứu phân tích ngành hàng thịt lợn. Chính vì vậy, nghiên cứu chúng tơi muốn nhìn nhận một cách toàn diện về chuỗi giá trị thịt lợn hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà cịn cả tồn bộ chuỗi giá trị thịt lợn và tính cơng bằng trong việc tiếp nhận thơng tin, chia sẻ lợi ích dựa trên đóng góp từng tác nhân một. Đây cũng là một vấn đề mới, mang tính thời sự cao đối với tỉnh nói chung và ngành chăn ni lợn nói riêng đòi hỏi phải nghiên cứu để làm rõ.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị lợn tại thành phố Sông Công

Thông qua nghiên cứu các kinh nghiệm về chuỗi giá trị và một số kinh nghiệm hoàn thiện chuỗi giá trị tại một số địa phương có đặc điểm gần tương đồng với thành phố Sông Công. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho thành phố Sơng Cơng về kinh nghiệm trong phân tích chuỗi giá trị lợn như sau:

Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới phát triển chuỗi giá trị thịt lợn cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho ngành chăn nuôi lợn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng tập trung chun mơn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết phối hợp mật thiết với cơ quan chức năng khác quản lý kiểm sốt an tồn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang.

Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến (giết mổ). Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành chăn nuôi lợn. Hơn nữa việc giết mổ lợn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi theo hướng tăng cao của xã hội, sẽ giúp thành phố Sông Công giành được thị phần cho sản phẩm thịt lợn của mình ở thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tăng cường hỗ trợ thông tin cho các hộ chăn nuôi. Vận động dần các hộ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn ni theo hướng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 47)