Tình hình sử dụng đất thành phố Sông Công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)

STT Loại đất Năm 2018 Năm 2020 Tăng (+) giảm (-) Số lượng (Ha) cấu (%) Số lượng (Ha) cấu (%) Tổng diện tích 9671,42 100 9671,42 100 0,0 1 Đất nông nghiệp 7517,62 77,3 7465,38 77,19 -52,24

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5683,16 58,76 5643,94 58,36 -39,22

1.2 Đất lâm nghiệp 1711,88 17,7 1699,5 17,57 -12,38

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 116,51 1,2 115,87 1,2 -0,64

1.4 Đất nông nghiệp khác 6,07 0,06 6,07 0,06 0,0

2 Đất phi nông nghiệp 2145,4 22,18 2198,9 22,74 53,5

2.1 Đất ở 642,67 6,65 658,65 6,81 14,18

2.2 Đất chuyên dùng 1097,18 11,34 1045,56 10,81 -51,62

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo 6,73 0,07 6,77 0,07 0,04 2.4 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 50,46 0,52 55,33 0,57 4,87

2.5 Đất sông, suối, mặt nước

chuyên dùng 94,19 0,97 94,19 0,97 0,0

3 Đất chưa sử dụng 8,4 0,09 7,13 0,07 -1,27

Trên địa bàn thành phố đất được chia thành 3 nhóm chính là đất ruộng, đất đồi và đất núi:

+ Nhóm đất ruộng: Bao gồm các loại đất phù sa cổ, đất dốc tụ và đất thung lũng, hiện nay đất được sử dụng để trồng cây lương thực, rau mầu và một số cây công nghiệp ngắn ngày khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi trong các nông hộ.

+ Nhóm đất đồi: Bao gồm các loại đất feralit phát triển trên các loại đá mẹ (mác ma, biến chất…) loại đất này hiện đang sử dụng phần lớn vào trồng rừng sản xuất hoặc trồng cây công nghiệp (Chè) và một số loại cây ăn quả.

+ Nhóm đất núi: Chủ yếu là đất lâm nghiệp gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhóm đất này chỉ tập trung cho phát triển lâm nghiệp.

* Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích rừng của Thành phố hiện có 1.700 ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 là 21,41% (khơng cịn diện tích đất trống, đồi trọc). Diện tích rừng hiện nay

chủ yếu là rừng sản xuất, loài cây trồng chủ yếu là cây keo, bạch đàn... Nhìn chung sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng khá, thu nhập từ 01 ha rừng đến chu kỳ khai thác đạt từ 90 đến 100 triệu đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo đối với các hộ dân vùng sâu, vùng xa của thành phố. Hàng năm, diện tích rừng được trồng bổ sung sau chu kỳ khai thác bình quân đạt 60 đến 70 ha.

* Tài nguyên nước:

Thành phố hiện có 115,87 ha mặt nước (sông, suối, ao, hồ...) song việc khai thác nguồn lợi từ lĩnh vực này chủ yếu mới là phục vụ cho cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt, diện tích kết hợp ni trồng thuỷ sản mới chỉ đạt 23% tại các Ao hồ nhỏ phân tán trong các hộ dân. Hiện tại trên địa bàn thành phố có hồ Ghềnh Chè thuộc xã Bình Sơn với diện tích 62 ha do tỉnh quản lý, đây là hồ chứa có nhiều tiềm năng về thuỷ lợi - thuỷ sản và kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay đã bắt đầu được đầu tư thành lập thành Làng du lịch cộng đồng Ghềnh Chè (đơn vị quản lý trực tiếp là HTX du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè); Một số cụm hồ, đập nhỏ khác cũng chưa có nguồn vốn để được đầu tư khai thác có hiệu quả về nuôi trồng thuỷ sản.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

* Dân số:

- Dân số trung bình tồn thành phố năm 2020 là 69.660 người, với 159 xóm, TDP, mật độ dân số là 720 người/km2, dân số thành thị là 48.312 người (chiếm 69,35%), dân số nông thôn là 21.348 (chiếm 30,65%).

- Tốc độ tăng dân số bình quân trong 3 năm (2017-2019) mỗi năm bình quân tăng khoảng 924 người.

* Lao động:

Năm 2020, tồn thành phố có 48.312 lao động trong độ tuổi (chiếm 69,35% tổng dân số của thành phố), trong đó lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản là 17.827 người, chiếm 36,9% tổng lao động, lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng là 21.885 người, chiếm 45,3%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 8.600 người, chiếm 17,8%.

Thành phố đang trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và phát triển đơ thị, trên địa bàn có 02 khu cơng nghiệp tập trung của tỉnh với diện tích trên 448 ha và 04 cụm cơng nghiệp với diện tích trên 139 ha. Trên địa bàn thành phố có trên 454 doanh nghiệp và chi nhánh, khoảng 3.750 hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các loại hình dịch vụ rất đa dạng, phong phú, hoạt động có hiệu quả đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 50)