Chuyển dịch cơ cấu kinh tế củathành phố sông Công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 63)

(Đơn vị tính: tỷ đồng; tính theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Tổng GTSX 12,380 100 13,384 100 15,732 100

Nông lâm - nghiệp 820 6,6 836 6,2 915 5,82

Công nghiệp - Xây dựng 9,270 74,9 10,021 74,9 11,792 74,95 Thương mại - Dịch vụ 2,290 18,5 2,527 18,9 3,025 19,23

(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm 2019)

Qua bảng 2.4 ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng qua các năm, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp giảm dần qua các năm. Về cơ cấu, đúng với tên gọi thành phố công nghiệp, ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến là ngành thương mại - dịch vụ và cuối cùng là ngành nông nghiệp.

2.2 Những thuận lợi khó khăn về đAều kAện tự nhAên và kAnh tế - xã hộA của thành phố Sông Công trong phát triển chuỗi giá trị thịt lợn

2.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, về vị trí địa lý vô cùng thuận tiện là điều kiện cho các bước phát triển

trong tương lai, như một vùng xung động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. Đồng thời, có hệ thống giao thơng tương đối thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, do vậy có lợi thế trong việc xuất/nhập sản phẩm. Lợi thế so sánh về mặt địa lý của thành phố Sông Công đang tạo ra môi trường kinh tế năng động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt động dịch vụ cần khai thác và phát huy trong phát triển kinh tế.

Thứ hai, về điều kiện tự nhiên khí hậu và sinh thái, điều kiện sinh thái tự nhiên

của vùng cho phép phát triển chăn ni mà ít nơi có được, với đặc điểm trên, sản phẩm chăn nuôi chế biến vẫn chứa đựng nhiều “tiềm năng” về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là, năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất thấp, song cũng chỉ là tiền đề trong quá trình cạnh tranh.

Thứ ba, về nguồn lao động, Năm 2020 dân số của thành phố Sơng Cơng có 69.660 người, trong đó có khoảng 42.737 lao động trong độ tuổi. Khơng chỉ có số lượng mà cịn có nhiều lợi thế về chất lượng đó là sự cần cù, có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật, công nghệ. Giá công lao động rẻ, thấp hơn nhiều so với các vùng khác trong khu vực lân cận.

Thứ tư, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước và sự năng động

trong điều hành chính sách của chính quyền thành phố. Đời sống nông thôn từng bước được khởi sắc, nền kinh tế - xã hội trở nên năng động và linh hoạt. Sản phẩm chăn nuôi thành phố đang từng bước được tăng lên và nâng cao.

2.2.2. Khó khăn.

Thứ nhất, chưa hình thành vùng chăn ni lợn tập trung, gắn sản xuất với giết

mổ, chế biến, tiêu thụ.

Thứ hai, công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi lợn tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống con tốt cho người sản xuất. Hầu hết nơng dân tự sản xuất giống con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trơi nổi mà khơng có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các lợn cho năng suất cao.

Thứ ba, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, nhất là

hàng tươi sống yếu kém nên không chỉ làm giảm chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến mà cịn làm tăng chi phí sản xuất.

Thứ tư, mạng lưới thu gom và chế biến sản phẩm còn thiếu, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Đối với các gia trại chủ yếu tự tiêu thụ trong vùng nhỏ hẹp hoặc phải vận chuyển xa trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, giá bán tại chỗ thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của người chăn nuôi.

Thứ năm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu

tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng chăn nuôi tập trung... Trong sản xuất nơng nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu. Mối liên kết giữa các khâu sản xuất - chế biến - thương mại, giữa khâu cung

ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân.

Với các lợi thế và khó khăn, hạn chế nêu trên, xác định lợi thế so sánh trong phát triển chăn nuôi lợn của thành phố Sông Công hầu như theo phương pháp truyền thống, bắt nguồn từ việc chuyên mơn hố vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh về các điều kiện cung cấp đầu vào như vốn, lao động, đất đai, và tài nguyên thiên nhiên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng chăn nuôi trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2018-2020 - Thực trạng chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợn thành phố Sơng Cơng

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoàn thiện chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công.

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2021 – 2025 định hướng 2030.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được cơng bố trên sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước được nghiên cứu trước đó.

Trong phạm vi tài liệu này, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau gồm có: các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ UBND thành phố Sơng Cơng, Phịng Kinh tế thành phố, Niên giám Thống kê thành phố. Một số cơ quan như Cục chăn nuôi, Cục Thú y, một số tài liệu của nước ngoài, một số báo, tạp chí, Internet...

2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào. Người thu thập có được thơng tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng các phương pháp có

thể kể đến như: Quan sát và tìm hiểu thực tế, phỏng vấn trực tiếp, đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA) bằng cơng cụ thăm dị tại hộ chăn ni ở xã, phường và để thu thập những thông tin liên quan mang tính chất tổng hợp đối với chuỗi giá trị thịt lợn, phục vụ cho phân tích SWOT đối với từng tác nhân, được thực hiện ở cấp xã, cấp thành phố; Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc ...

Việc thu thập thông tin sơ cấp cho luận văn được tiến hành bằng cách áp dụng phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế và phỏng vấn sâu là tất cả các trang trại chăn nuôi lợn và chọn ngẫu nhiên mẫu tại các gia trại trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Điều tra bằng phiếu điều tra các tác nhân trong chuỗi giá trị

Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân. Mỗi tác nhân cần thiết kế một mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động tác nghiệp của tác nhân. Trong đề tài nghiên cứu, thực hiện xây dựng 4 mẫu phiếu gồm một số câu hỏi với nội dung xoay quanh chủ đề nghiên cứu của luận văn. Trong đó:

- Đối với các trang trại: Hiện nay trên địa bàn thành phố Sơng Cơng có 12 trang trại chăn ni lợn. Tác giả điều tra 12/12 trang trại lợn để phân tích chuỗi giá trị

- Đối với các hộ chăn nuôi lợn và các gia trại: Để có kết quả nghiên cứu đề tài lựa chọn các trang trại và các hộ (gọi tắt là gia trại) ni lợn theo hướng hàng hóa quy mô từ 40 con/lứa trở lên. Theo khảo sát ban đầu hiện nay trên địa bàn thành phố Sơng Cơng có 309 hộ đạt tiêu chí như vậy.

Lý do chọn quy mô từ 40 con/lứa trở lên để thực hiện điều tra: đây là số con lợn trung bình của các hộ chăn nuôi quy mô gia trại theo hướng hàng hoá = 40 con/1 gia trại trên địa bàn thành phố.

Theo công thức chọn mẫu Slowin

Xác định quy mô số lượng hộ điều tra theo công thức:

n = N

1 + N. e2

Trong đó:

N: Là tổng số gia trại lợn e: Sai số cho phép là 5%

Theo tính tốn số gia trại lợn điều tra là 175 gia trại

- Đối với tác nhân là người thương lái/người thu gom: đề tài chọn 10 người thu gom trên địa bàn thành phố, các tác nhân này có hoạt động thương mại dưới hình thức thu gom để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thơng tin, số liệu tính tốn phục vụ nghiên cứu. Để xác định tác nhân này, tác giả kết hợp thông tin thu thập của người chăn nuôi và danh sách tổng hợp số lượng các tác nhân chuyên làm công việc thu gom từ các xã, phường và chọn mẫu ngẫu nhiên mỗi xã, phường 02 người để phỏng vấn bằng phiếu điều tra.

- Đối với tác nhân là người bán sỉ/ bán lẻ: Người bán lẻ là một tác nhân hoạt động linh hoạt nhất khi tham gia chuỗi giá trị thịt lợn, tác nhân này bán sản phẩm dưới các hình thức là người bán lẻ tại chợ, nhà riêng. Số lượng người bán lẻ mỗi xã, phường là khá lớn và phân bố rải rác tại các xã, phường trên địa bàn thành phố nên tác giả lựa chọn mẫu ngẫu nhiên 5 người bán lẻ tại các chợ, cửa hàng bán thực phẩm tươi tại 5 đơn vị xã, phường trên địa bàn thành phố.

- Đối với đối tượng là Hợp tác xã thì hiện nay trên địa bàn thành phố Sơng Cơng chỉ mới có 1 HTX chăn ni được thành lập và hoạt động. HTX có tên là HTX Chăn nuôi xanh ở phường Lương Sơn, thành phố Sông Cơng. HTX sản xuất theo quy trình khép kín, chăn nuôi theo phương pháp sinh học và hiện nay HTX có 9 thành viên tham gia. Tuy nhiên, đối với HTX Chăn nuôi xanh do mới đi vào sản xuất nên việc hồn thiện quy trình, đầu tư cải tạo chuồng trại, nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân cơng của phương pháp nuôi sinh học do chưa được áp dụng trên quy mô lớn nên đang cao hơn giá thành nuôi công nghiệp. Mặt khác, do chưa xây dựng được thương hiệu nên giá thành phẩm bán ra vẫn ngang với giá thịt lợn nuôi công nghiệp, hay đại trà…Và các thành viên trong HTX chưa thực sự có sự liên kết với nhau trong toàn bộ chuỗi từ khâu sản xuất đến tạo thành sản phẩm. Trên thực tế, các thành viên chỉ liên kết với nhau để ký kết hợp đồng thực hiện mua con giống với các Công ty, Trung tâm giống với mục đích giảm thiểu được chi phí đầu vào của các thành viên. Ngồi ra, các cơng đoạn khác trong chuỗi vẫn chưa có sự liên kết với nhau. HTX chủ

yếu thực hiện vai trò chủ yếu ở vị trí là người sản xuất, chăn ni lợn. Cịn đối với vị trí là trung gian thì chưa thực sự phát huy được. Và trong đề tài không lực chọn HTX là đối tượng điều tra do là HTX mới chỉ như một mơ hình và chỉ có một hoạt động là chăn ni, sản xuất. Chưa có đủ các hoạt động để tạo thành chuỗi giá trị, đối tượng HTX sẽ được đưa vào giải pháp của đề tài.

- Đối với đối tượng là Công ty (doanh nghiệp) khi thực hiện liên kết với các trang trại chăn nuôi sẽ tạo thành một chuỗi giá trị khép kín: Cơng ty tập trung vào sản xuất và đầu tư chăn nuôi, tạo thành một chuỗi giá trị liên hoàn từ trang trại cho đến bàn ăn. Doanh nghiệp thực hiện liên kết với các trang trại đóng vai trị chủ chốt, là người điều phối hầu hết các hoạt động trong chuỗi (từ khâu con giống, kỹ thuật, dịch vụ thú y, dịch vụ tư vấn cho đến khâu bao tiêu đầu ra - hay nói các khác là quản lý từ trang trại cho đến bàn ăn). Như vậy, trong chuỗi giá trị công ty, doanh nghiệp là tác nhân quan trọng nhất, và quyết định cách vận hành của chuỗi, còn các trang trại chăn ni gia cơng chỉ đóng vai trị là người làm th (người sản xuất), ít có tầm ảnh hưởng và hoạt động theo sự điều phối của doanh nghiệp. Trên quan điểm tồn diện, phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại và gia trại sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối giá trị và thông tin giữa các tác nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn nên đối tượng công ty (doanh nghiệp) sẽ không đưa vào đối tượng nghiên cứu trong luận văn.

2.3.3. Phương pháp phân tích đối với chuỗi giá trị

Để phân tích chuỗi giá trị thịt lợn, luận văn tập trung vào nghiên cứu các tác nhân, hiệu quả sản xuất của từng tác nhân và sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công áp dụng, lựa chọn các cơng cụ để phân tích như sau:

Bước 1: Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích.

Việc lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích là khâu đầu tiên bởi trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chon một số nhất định các

chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được

Bước 2: Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể dung các mơ hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất.

Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính:

+ Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị.

+ Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị + Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngồi phạm vi tham gia của riêng trong chuỗi giá trị.

Bước này nhằm trả lời các câu hỏi:

+ Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị? + Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? + Có những dịng sản phẩm, thơng tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị?

+ Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào?

+ Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu? + Giá trị thay đổi như thế nào trong tồn chuỗi giá trị?

+ Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? + Những loại dịch vụ nào cung cấp cho chuỗi giá trị? Các bước để lập sơ đồ chuỗi gồm:

+ Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

+ Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trình này: Câu hỏi chính thứ hai của bước này: những ai tham gia vào các quy trình này và thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 63)