Chi phí vốn vay của các gia trại chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 73)

Bảng 3 .5 Tình hình cơ bản của các gia trại chăn nuôi lợn

Bảng 3.11 Chi phí vốn vay của các gia trại chăn nuôi lợn

ĐVT: triệu đồng

Nguồn vay Số tiền (triệu đồng) Lãi suất/năm (%) Tiền lãi 1 tháng (triệu đồng) Tiền lãi / 1 lứa (triệu đồng) Vốn tự có 100 Vốn vay ngân hàng 130 11,5 1,246 4,98 Tổng 230 1,246 4,98

Qua bảng số liệu điều tra trên, tổng số vốn hộ dân đầu tư cho sản xuất trung bình là 230 triệu đồng/1 gia trại với quy mơ khoảng 40 con/lứa, trong đó vốn tự có là 100 triệu đồng, vốn đi vay là 130 triệu đồng. Tiền lãi hàng tháng trung bình là 1,246 triệu đồng. Tổng tiền lãi / 1 lứa lợn là 4,98 triệu đồng.

+ Chi phí khác (giống, thức ăn,...)

Thời gian ni một lứa lợn trung bình 4 tháng, trọng lượng lợn khi mua về để ni trung bình khoảng 8-10 kg hoặc hộ gia đình tự gây giống để chăn nuôi phát triển đàn lợn. Tính trung bình các hộ chăn ni trên địa bàn thành phố theo quy mô gia trại là 40 con/1 gia trại. Các chi phí khác đầu tư bình quân/1 lứa lợn của các gia trại được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12: Chi phí khác bình qn của 01 gia trại chăn ni lợn

TT Chi phí ĐVT Số lượng Giá

(nghìn đ/kg) Thành tiền (nghìn đồng) 1 Giống (8kg/con) kg 320 380 121.600 2 Thức ăn Kg 8.000 10,2 81.600 3 Thuốc thú y Lứa 01 7.000 7.000 4 Chi phí điện,

than, nước, củi Lứa 01 40.000 40.000

Tổng cộng 254.200

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2020)

Chi phí đầu vào: Bao gồm những chi phí để mua những sản phẩm cho sản xuất, trong đó chủ yếu là chi phí mua con giống và thức ăn, cịn lại là các chi phí như chi phí thuốc thú y, đầu tư ban đầu để xây dựng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển, chi phí khác...

Chi phí sản xuất trung bình của một gia trại (không liên kết) tại bảng 3.12 là 254,2 triệu đồng. Trong đó, chi phí con giống cao nhất, sau đó là chi phí thức ăn. Phần cơng lao động cho 2 người trong 4 tháng là 24 triệu đồng thực chất là phần thu mà gia đình khơng mất bởi người làm đều là người của gia đình, khơng phải th thêm nhân cơng bên ngồi.

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất bình qn 1 lứa lợn của các gia trại

ĐVT: triệu đồng

STT Loại chi phí

Bình qn 1 trang trại / 1 lứa Số tiền

(triệu đồng) Cơ cấu (%)

1 Lãi xuất ngân hàng 4,98 1,89

2 Khấu hao chuồng trại 4 1,58

3 Chi khác (giống, thức ăn, thú y…) 254,200 96,59

4 Tổng chi phí 263,18 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2020)

Như vậy tổng chi phí bình qn cho 1 lứa lợn đối với gia trại là 263,18 triệu đồng bao gồm các loại chi phí chi phí cố định và chi phí biến đối. Cụ thể:

+ Chi phí cố định đối với chăn ni lợn bao gồm:

- Tiền thuê đất: Hầu hết các chủ trang trại đều sử dụng quỹ đất vốn có của gia đình, nên chi phí về th đất hầu như khơng có.

- Khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ ảnh hưởng một phần bởi khả năng quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng trang trại của chủ các trang trại, gia trại.

- Lãi suất ngân hàng: Hầu hết các trang trại, gia trại đều vay vốn để đầu tư cho xây dựng chuồng trại. Nếu khoản vay lớn, tiền lãi ngân hàng lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ trang trại.

+ Chi phí biến đổi bao gồm:

- Lương nhân công: Số lượng nhân công mà các trang trại, gia trại trên địa

bàn chủ yếu là lao động trong gia đình.

- Tiền điện: Đây là một nguồn chi phí khá lớn, trung bình 1 lứa lợn hết 40 triệu tiền điện/lứa.

- Tiền nước: Hầu như các trang trại xây dựng đều thiết kế hệ thống mương máng dẫn nước sử dụng cho việc sản xuất, nên chi phí cho khoản mục này hầu như khơng có.

3.2.4. Kết quả sản xuất chăn ni lợn trên địa bàn thành phố Sông Công

3.2.4.1 Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn đối với các trang trại

Do được các công ty ký kết hợp đồng và hỗ trợ từ khâu sản xuất đến các khâu tiêu thụ. Các công ty chăn nuôi sẽ trả cho các trang trại tiền nuôi gia công.

Giá gia cơng trung bình hiện tại mà các công ty trả cho các trang trại chăn nuôi là 3.520 đồng/kg thịt. Theo số liệu phỏng vấn và thu thập từ các trang trại chăn ni cho C.P và Jafa. Trung bình mỗi con lợn nặng 102 kg/con (sau khi đã trừ đi trọng lượng lợn con) và 1 trang trại ni trung bình 240 con/lứa/ 1 trang trại. Ta có bảng tính kết quả như sau:

Bảng 3.14: Tổng hợp thu nhập của trang trại chăn nuôi gia công lợn thịt

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Số trang trại 12

Tiền ni gia cơng M nghìn đồng/kg 3,520

Số lượng con/năm (N-con) Con 811

Trọng lượng trung bình/con K-Kg 102

Thành tiền/năm GO =M*N*K nghìn đồng/năm 291.181,4 Thu nhập từ các sản phẩm phụ khác Nghìn đồng/tháng 0 Tổng thu/tháng GO’ =GO/12 Nghìn đồng/tháng 24.265,1

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2020)

Từ bảng trên, ta thấy rằng:

- Số lượng lợn thịt xuất chuồng của các trang trại trung bình 1 năm xuất được trung bình 811 con. Cơng ty cân, bắt lợn (khối lượng lợn thanh toán = khối lượng lợn cân - khối lượng lợn giống ban đầu) ln tại chuồng và thanh tốn tiền gia công ngay sau khi chở lợn về công ty.

- Trọng lượng lợn xuất chuồng trung bình được thanh tốn (sau khi trừ đi trọng lượng lợn con) là 102 kg/con.

- Tổng doanh thu GO của các trang trại lợn trung bình là 291.171,4 nghìn đồng/năm/1 trang trại – Trung bình doanh thu hàng tháng GO’ của các trang trại trung bình là 24.265,1 nghìn đồng/tháng/1 trang trại.

3.2.4.2 Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn đối với các gia trại

Khi được hỏi về số lứa trung bình xuất chuồng trong 1 năm, kết quả khảo sát cho thấy, hộ chăn ni lợn ni theo quy mơ gia trại trung bình được 3,38 lứa. Điều này có nghĩa mỗi lứa ni kéo dài trung bình 3,55 tháng với số lượng xuất chuồng trung bình 40 con/lần; sản lượng xuất chuồng bình quân của hộ chăn nuôi đạt 13,52 tấn/năm, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 100 kg/con

Bảng 3.15 Kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Số lứa bình quân năm Lứa 3,38

Thời gian ni bình qn

một lứa Tháng 3,55

Số lợn xuất chuồng/lứa Con 40

Trọng lượng bình quân Kg 100

Sản lượng bình quân năm Tấn 13,52

Doanh thu bình quân năm Triệu 946,4

Thu nhập bình quân năm Triệu 101,4

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2020)

Kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi từ bảng trên cho thấy, doanh thu bình quân của một hộ đạt 946,4 triệu/ năm. Mặc dù doanh thu từ chăn ni lợn cao nhưng chi phí từ hoạt động chăn ni rất lớn, do đó thu nhập trung bình của hộ sau khi trừ các khoản phí khơng cao, bình quân đạt khoảng 101,4 triệu/hộ/năm.

3.2.5 Tác nhân là thương lái, đơn vị thu gom lợn, hộ giết mổ nhỏ lẻ

Thương lái hay các đơn vị thu gom lợn không phải là người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn nhưng là nhân tố trung gian, cầu nối giữa các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Trong khâu thu gom, thương lái là tác nhân phổ biến, tồn tại như một chủ thể không thể thiếu trong chuỗi giá trị thịt lợn. Qua khảo sát, có hai kênh thương lái thu gom lợn trên địa bàn thành phố Sông Công bao gồm thương lái trong thành phố và thương lái ngoài thành phố.

Đối với các trang trại chăn nuôi không liên kết và các gia trại, do khơng có thị trường đầu ra ổn định nên việc bán sản phẩm thường nhỏ lẻ không đồng loạt, một trang trại, gia trại có thể xuất bán nhiều lần/ đàn lợn, Qua khảo sát, hộ chăn nuôi lợn xuất chuồng lợn chủ yếu qua 2 kênh chính, gồm: Hộ giết mổ nhỏ lẻ (chiếm 27,5%) và thương lái (chiếm 67,5%).

Giá bán của thương lái phụ thuộc nhiều vào thị trường. Thông thường giá bán từ thương lái cao hơn khoảng 10 - 15 % so với giá mua gốc mua từ hộ chăn ni. Tuy nhiên vì giá cả lên xuống tùy theo thị trường nên con số này khơng tính được chính xác, khơng ổn định. Dễ dẫn tới tình trạng mất giá.

Sơ đồ 3.3: Kênh phân phối của Lợn đối với thương lái

Hộ giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố hoạt động vô cùng linh hoạt, sản lượng thịt lợn qua kênh người giết mổ nhỏ lẻ chiếm tới 48% tổng sản lượng chuỗi, phần lớn là các hộ tự giết mổ và buôn bán tại nhà hoặc tự mang ra chợ bán.

Theo tính tốn của người giết mổ, sản lượng thịt lợn hơi bán ra bình quân năm của hộ giết mổ nhỏ lẻ ở mức 32,1 tấn/năm, số lượng lợn giết mổ bình quân một tháng là 32 con.

3.2.6. Tác nhân là người bán lẻ thịt lợn

Người bán lẻ là tác nhân cuối cùng phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Các hộ bán lẻ trên địa bàn thành phố Sông Công thường là các quầy tại chợ hoặc các quầy nhỏ bán tại gia đình, xen kẽ trong khu dân cư.

Các dụng cụ dùng cho các hộ bán lẻ rất đơn giản vì họ chỉ mua lại thịt từ những người giết mổ rồi bán lẻ cho người tiêu dùng, tài sản của họ gồm các dụng cụ cần thiết như dao, thớt, cân. Tài sản có giá trị lớn nhất là xe máy khoảng 10 triệu đồng, tủ lạnh trên 3 triệu đồng. Do vốn đầu tư không lớn nên người bán lẻ khơng cần phải có nhiều từ mối quen biết hoặc uy tín làm ăn người bán lẻ có thể mua chịu hoặc thanh tốn một phần cho những người giết mổ bán bn, số cịn lại thanh tốn sau khi bán

Trang trại khơng liên kết, gia trại Thương lái nhỏ Thương lái lớn Nhà bán lẻ

hết hàng. Vì vậy hầu hết số hộ bán lẻ khơng có nhu cầu vay vốn. Hộ bán lẻ thường thu mua thịt móc hàm sau đó xẻ thành các loại thịt khác nhau để bán tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đầu vào của người bán lẻ chủ yếu là hộ giết mổ trong thành phố, ngồi ra cịn một số hộ kiêm ln cả hoạt động thu gom, giết mổ và bán lẻ tại chợ.

3.2.7. Tác nhân là người tiêu dùng thịt lợn

Người tiêu dùng lớn nhất trong chuỗi giá trị thịt lợn của trên địa bàn thành phố Sông Công là người dân địa phương thông qua kênh bán lẻ tại chợ (thực chất là những người giết mổ). Mặc dù tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn có xu hướng tăng lên trong những năm qua nhưng đi cùng với đó là yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng tăng lên đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng. Do đó, người tiêu dùng thường có hướng đến những sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo VSATTP. Đặc biệt là tỷ lệ các hộ gia đình tự chăn ni phục vụ gia đình hoặc tìm các hộ chăn ni không sử dụng thức ăn gia súc để mua về chung nhau tự làm thịt để cất trữ sử dụng dần có xu hướng gia tăng.

Sản phẩm thịt lợn nếu càng qua nhiều khâu trung gian thì người tiêu dùng càng phải mua sản phẩm với giá cao, ví dụ như người chăn nuôi bán sản phẩm với giá 70.000 đồng/kg lợn hơi, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá sản phẩm có thể lên 130.000 – 140.000 đồng/kg thịt.

Do đó, nếu chuỗi giá trị càng nhiều trung gian thị trường, sẽ xảy ra sự cạnh tranh thị trường, giá sản phẩm lên cao và khơng có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.

3.3. Phân tích giá trị gia tăng theo các kênh thị trường của chuỗi giá lợn trên địa bàn thành phố Sông Công

Thương lái là một tác nhân quan trọng góp phần thương mại hố sản phẩm thịt lợn, thúc đẩy việc cung cấp thịt lợn cho nhu cầu nội thành cũng như nhu cầu ngoại thành, góp phần cân bằng cung - cầu thịt lợn giữa các vùng. Tác nhân này có vai trị thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển theo quy mô trang trại. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với thương lái là phải hiểu biết về thị trường, có mối quan hệ làm ăn với các tác nhân khác, nắm bắt nhanh nhạy giá cả thịt lợn và phải có vốn. Hoạt động của thương lái chủ yếu sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu. Nhu cầu vốn để

mua lợn thịt cao nhưng phần lớn thương lái không đủ vốn và khi vay vốn thì lượng tiền vay được chưa đáp ứng được nhu cầu. Thương lái mua nhưng chưa xác định được nhu cầu thị trường, khơng có hợp đồng trước nên rủi ro lớn.

Trong chuỗi lợn thịt, nếu càng có nhiều trung gian thị trường, mức giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, người tiêu dùng phải trả giá sản phẩm cao hơn nhiều và người sản xuất là người chịu nhiều thiệt thịi nhất.

Bảng 3.16. Sự hình thành giá qua các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị lợn

ĐVT: nghìn đồng/kg STT Diễn giải Kênh 1 Người chăn nuôi-Hộ giết mổ nhỏ lẻ- người bán lẻ - người tiêu dùng Kênh 2 Người chăn nuôi-Thương lái -Hộ giết mổ nhỏ lẻ- người bán lẻ - người tiêu dùng Kênh 3 Người chăn nuôi- người tiêu dùng 1 Người chăn nuôi

Giá bán ra 70 70 70

2 Người thu gom, thương lái

Giá mua vào 70 -

Chi phí 5 -

Giá bán ra 80 -

Lợi nhuận 5 -

3 Người giết mổ nhỏ lẻ

Giá mua vào 70 80 -

Chi phí 10 10 -

Giá bán ra 110 110 -

Lợi nhuận 30 20 -

4 Người bán lẻ

Giá mua vào 110 110

Giá bán ra 140 140

Lợi nhuận 30 30

5 Người tiêu dùng 140 140 70

Trong chuỗi lợn thịt, nếu càng có nhiều trung gian thị trường, mức giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, người tiêu dùng phải trả giá sản phẩm cao hơn nhiều và người sản xuất là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.

+ Kênh 1: người giết mổ nhỏ lẻ và người bán lẻ là người có lợi nhuận cao nhất là 30.000 đồng/kg,

+ Kênh 2: người bán lẻ là người có lợi nhuận cao nhất là 30.000 đồng/kg. + Kênh 3: giá bán mỗi kg lợn là 70.000 đồng/kg, giá trị tăng thêm của người sản xuất và người tiêu dùng không nhiều nhưng ở kênh này ta thấy được lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh này này đến được với người tiêu dùng với số lượng lớn do người tiêu dùng không thể tiêu thụ 1 lúc hết được số lượng lợn lớn như vậy.

Tuỳ theo đối tượng bán mà hình thức bán của các thương lái khác nhau. Chủ yếu nhất là các thương lái mua lợn có thơng tin do được nhắn gọi từ người chăn nuôi và tới chiếm 65% , khoảng 35% thương lái tự tìm kiếm mua lợn. Tỷ lệ việc mua bán lợn có hợp đồng chỉ chiếm 5%. Phổ biến nhất khi thực hiện thanh toán cho chủ gia trại là bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ 60%.

Tại kênh 3 cũng tương tự như đối với quy mô trang trại, số lượng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh này này đến được với người tiêu dùng với số lượng lớn do người tiêu dùng không thể tiêu thụ 1 lúc hết được số lượng lợn lớn như vậy.

Qua bảng trên ta thấy, để đưa lợn hơi từ các hộ chăn nuôi ra tới thị trường phải chi phí rất nhiều khoản. Điển hình như chi phí vận chuyển trung bình 1.500 Đồng/kg tuỳ vào khoảng cách, chi phí bốc lợn lên xe 1.000 đồng/kg, chi phí hao hụt

trung bình 4.000 đồng/kg… Mức chênh lệch giá bán nguyên con lợn và thịt lợn bán lẻ vào tay các trung gian vận chuyển và tiểu thương rất cao.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.4.1. Dịch bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)