Hộ giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố hoạt động vô cùng linh hoạt, sản lượng thịt lợn qua kênh người giết mổ nhỏ lẻ chiếm tới 48% tổng sản lượng chuỗi, phần lớn là các hộ tự giết mổ và buôn bán tại nhà hoặc tự mang ra chợ bán.
Theo tính tốn của người giết mổ, sản lượng thịt lợn hơi bán ra bình quân năm của hộ giết mổ nhỏ lẻ ở mức 32,1 tấn/năm, số lượng lợn giết mổ bình quân một tháng là 32 con.
3.2.6. Tác nhân là người bán lẻ thịt lợn
Người bán lẻ là tác nhân cuối cùng phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Các hộ bán lẻ trên địa bàn thành phố Sông Công thường là các quầy tại chợ hoặc các quầy nhỏ bán tại gia đình, xen kẽ trong khu dân cư.
Các dụng cụ dùng cho các hộ bán lẻ rất đơn giản vì họ chỉ mua lại thịt từ những người giết mổ rồi bán lẻ cho người tiêu dùng, tài sản của họ gồm các dụng cụ cần thiết như dao, thớt, cân. Tài sản có giá trị lớn nhất là xe máy khoảng 10 triệu đồng, tủ lạnh trên 3 triệu đồng. Do vốn đầu tư không lớn nên người bán lẻ không cần phải có nhiều từ mối quen biết hoặc uy tín làm ăn người bán lẻ có thể mua chịu hoặc thanh tốn một phần cho những người giết mổ bán bn, số cịn lại thanh tốn sau khi bán
Trang trại không liên kết, gia trại Thương lái nhỏ Thương lái lớn Nhà bán lẻ
hết hàng. Vì vậy hầu hết số hộ bán lẻ khơng có nhu cầu vay vốn. Hộ bán lẻ thường thu mua thịt móc hàm sau đó xẻ thành các loại thịt khác nhau để bán tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đầu vào của người bán lẻ chủ yếu là hộ giết mổ trong thành phố, ngồi ra cịn một số hộ kiêm luôn cả hoạt động thu gom, giết mổ và bán lẻ tại chợ.
3.2.7. Tác nhân là người tiêu dùng thịt lợn
Người tiêu dùng lớn nhất trong chuỗi giá trị thịt lợn của trên địa bàn thành phố Sông Công là người dân địa phương thông qua kênh bán lẻ tại chợ (thực chất là những người giết mổ). Mặc dù tỷ lệ tiêu dùng thịt lợn có xu hướng tăng lên trong những năm qua nhưng đi cùng với đó là yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng tăng lên đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng. Do đó, người tiêu dùng thường có hướng đến những sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo VSATTP. Đặc biệt là tỷ lệ các hộ gia đình tự chăn ni phục vụ gia đình hoặc tìm các hộ chăn nuôi không sử dụng thức ăn gia súc để mua về chung nhau tự làm thịt để cất trữ sử dụng dần có xu hướng gia tăng.
Sản phẩm thịt lợn nếu càng qua nhiều khâu trung gian thì người tiêu dùng càng phải mua sản phẩm với giá cao, ví dụ như người chăn nuôi bán sản phẩm với giá 70.000 đồng/kg lợn hơi, nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì giá sản phẩm có thể lên 130.000 – 140.000 đồng/kg thịt.
Do đó, nếu chuỗi giá trị càng nhiều trung gian thị trường, sẽ xảy ra sự cạnh tranh thị trường, giá sản phẩm lên cao và khơng có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.
3.3. Phân tích giá trị gia tăng theo các kênh thị trường của chuỗi giá lợn trên địa bàn thành phố Sông Công
Thương lái là một tác nhân quan trọng góp phần thương mại hố sản phẩm thịt lợn, thúc đẩy việc cung cấp thịt lợn cho nhu cầu nội thành cũng như nhu cầu ngoại thành, góp phần cân bằng cung - cầu thịt lợn giữa các vùng. Tác nhân này có vai trị thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển theo quy mô trang trại. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với thương lái là phải hiểu biết về thị trường, có mối quan hệ làm ăn với các tác nhân khác, nắm bắt nhanh nhạy giá cả thịt lợn và phải có vốn. Hoạt động của thương lái chủ yếu sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu. Nhu cầu vốn để
mua lợn thịt cao nhưng phần lớn thương lái không đủ vốn và khi vay vốn thì lượng tiền vay được chưa đáp ứng được nhu cầu. Thương lái mua nhưng chưa xác định được nhu cầu thị trường, khơng có hợp đồng trước nên rủi ro lớn.
Trong chuỗi lợn thịt, nếu càng có nhiều trung gian thị trường, mức giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, người tiêu dùng phải trả giá sản phẩm cao hơn nhiều và người sản xuất là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Bảng 3.16. Sự hình thành giá qua các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị lợn
ĐVT: nghìn đồng/kg STT Diễn giải Kênh 1 Người chăn nuôi-Hộ giết mổ nhỏ lẻ- người bán lẻ - người tiêu dùng Kênh 2 Người chăn nuôi-Thương lái -Hộ giết mổ nhỏ lẻ- người bán lẻ - người tiêu dùng Kênh 3 Người chăn nuôi- người tiêu dùng 1 Người chăn nuôi
Giá bán ra 70 70 70
2 Người thu gom, thương lái
Giá mua vào 70 -
Chi phí 5 -
Giá bán ra 80 -
Lợi nhuận 5 -
3 Người giết mổ nhỏ lẻ
Giá mua vào 70 80 -
Chi phí 10 10 -
Giá bán ra 110 110 -
Lợi nhuận 30 20 -
4 Người bán lẻ
Giá mua vào 110 110
Giá bán ra 140 140
Lợi nhuận 30 30
5 Người tiêu dùng 140 140 70
Trong chuỗi lợn thịt, nếu càng có nhiều trung gian thị trường, mức giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, người tiêu dùng phải trả giá sản phẩm cao hơn nhiều và người sản xuất là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
+ Kênh 1: người giết mổ nhỏ lẻ và người bán lẻ là người có lợi nhuận cao nhất là 30.000 đồng/kg,
+ Kênh 2: người bán lẻ là người có lợi nhuận cao nhất là 30.000 đồng/kg. + Kênh 3: giá bán mỗi kg lợn là 70.000 đồng/kg, giá trị tăng thêm của người sản xuất và người tiêu dùng không nhiều nhưng ở kênh này ta thấy được lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh này này đến được với người tiêu dùng với số lượng lớn do người tiêu dùng không thể tiêu thụ 1 lúc hết được số lượng lợn lớn như vậy.
Tuỳ theo đối tượng bán mà hình thức bán của các thương lái khác nhau. Chủ yếu nhất là các thương lái mua lợn có thơng tin do được nhắn gọi từ người chăn nuôi và tới chiếm 65% , khoảng 35% thương lái tự tìm kiếm mua lợn. Tỷ lệ việc mua bán lợn có hợp đồng chỉ chiếm 5%. Phổ biến nhất khi thực hiện thanh toán cho chủ gia trại là bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ 60%.
Tại kênh 3 cũng tương tự như đối với quy mô trang trại, số lượng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh này này đến được với người tiêu dùng với số lượng lớn do người tiêu dùng không thể tiêu thụ 1 lúc hết được số lượng lợn lớn như vậy.
Qua bảng trên ta thấy, để đưa lợn hơi từ các hộ chăn ni ra tới thị trường phải chi phí rất nhiều khoản. Điển hình như chi phí vận chuyển trung bình 1.500 Đồng/kg tuỳ vào khoảng cách, chi phí bốc lợn lên xe 1.000 đồng/kg, chi phí hao hụt
trung bình 4.000 đồng/kg… Mức chênh lệch giá bán nguyên con lợn và thịt lợn bán lẻ vào tay các trung gian vận chuyển và tiểu thương rất cao.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.4.1. Dịch bệnh
Để xác định được những khó khăn chính trong các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thành phố, tôi áp dụng phương pháp cho điểm bằng cách lấy ý kiến các chủ trang trại về những vấn đề họ gặp phải trong chăn nuôi. Vấn đề nào ảnh hưởng tới sản xuất nhiều nhất sẽ có số điểm cao nhất, vấn đề nào ít ảnh hưởng sẽ ít điểm hơn.
Sau khi lấy phiếu điều tra tại 12 trang trại và 175 gia trại chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố, tôi đã tổng hợp và nhận thấy rằng dịch bệnh là vấn đề khó khăn nhất mà các trang trại chăn nuôi lợn phải đối mặt. Dịch bệnh chủ yếu là bệnh Tụ huyết trùng, Thương hàn, dịch Tai xanh, Lở Mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi. Các bệnh thường ghép với nhau là cho tỷ lệ chết rất cao.
Bên cạnh đó, kỹ thuật chăn nuôi của chủ các trang trại chăn nuôi lợn còn hạn chế và chất lượng con giống kém nên các trang trại gặp khó khăn.
Sơ đồ 3.4: Cây vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất lợn tại các trang trại, gia trại trên địa bàn thành phố Sông Công
Hiệu quả kinh tế thấp
Chi phí sản xuất tăng Chất lượng sản phẩm giảm Vật nuôi bị chết Thu nhập thấp DỊCH BỆNH Chất lượng con giống chưa cao Kỹ thuật chăm sóc chưa đúng Điều kiện khí hậu thất thường Thiếu thơng tin sản xuất
Dịch bệnh là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng vật nuôi và là nguy cơ rủi ro kinh tế cao nhất đối với các trang trại chăn ni. Do vậy, để khắc phục tình trạng dịch bệnh trong chăn nuôi lợn chủ các trang trại, gia trại chăn nuôi cần phải áp dụng các biện pháp như tiêm phòng vacxin, vệ sinh chuồng trại và chăn ni an tồn sinh học... Chủ các trang trại, gia trại chăn nuôi cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng dịch bệnh của lợn cho phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nơng nghiệp thành phố để sớm có hướng giải quyết, để giảm tối đa thiệt hại về số lượng lợn và hiệu quả kinh tế gia đình.
3.4.2 Giống và công tác chọn giống
Giống là đầu vào quan trọng trong chăn ni lợn thịt, nó quyết định đến sự thành công của chăn nuôi. Giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng chăn nuôi sẽ làm cho khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, và sức sản xuất cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Qua quá trình điều tra giống lợn chủ yếu sử dụng đó là lợn lai và lợn nội và cả giống lợn ngoại. Chất lượng giống khi các trang trại, gia trại lấy từ các Trung tâm giống vật nuôi, các Công ty rất đảm bảo rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ và được kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Còn đối với một số gia trại tự gây giống thì chất lượng con giống cũng được các chủ gia trại nuôi và tuyển chọn rất kỹ. Tuy nhiên tỷ lệ tự gây giống chỉ chiếm tỷ lệ 20%.
3.4.3 Thức ăn
Thức ăn và cơ cấu sử dụng thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt của các các trang trại và gia trại. Loại thức ăn sử dụng và cơ cấu sử dụng thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như tỷ lệ nạc, mỡ, ngoại hình lợn, ....100% đều sử dụng thức ăn công nghiệp để chăn nuôi.
3.4.4 Yếu tố thị trường
Nhu cầu thị trường: nhu cầu thì trường về thịt lợn cao thì mức tiêu thụ thịt lợn
sẽ lớn, Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam thì ngành chăn ni cần có các giải pháp nhằm tăng tổng đàn lợn, tăng sản lượng thịt lợn có chất lượng cao để cung ứng đủ lượng thịt trong nước. Phấn đấu trong vài năm tới nước ta không phải nhập khẩu thịt lợn của các nước khác.
Sự biến động giá cả thịt lợn: Do số lượng được yêu cầu của một mặt hàng phụ
thuộc nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng ln có mối quan hệ nghịch biến nhau. Nếu giá càng cao thì số lượng được u cầu càng ít và ngược lại. Mặt hàng thịt lợn cũng khơng nằm ngồi quy luật trên. Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá. Khi giá thịt lợn biến động thì nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị thay đổi, hay khi giá thịt lợn tăng cao thì nhu cầu mua thịt sẽ giảm và ngược lại khi giá thịt lợn thấp thì nhu cầu mua thịt lợn sẽ tăng lên. Mặt khác khi giá thịt lợn tăng cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm,. Như vậy giá thịt lợn và khối lượng tiêu dùng thịt lợn quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Khi giá thịt lợn tăng lên khoảng từ 10 – 30 % thịt khối lượng mua giảm dần.
Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng cũng ảnh hướng
tới tiêu thụ thịt lợn, nếu người tiêu dùng có thu nhập cao thì nhu cầu về thịt lợn sẽ cao hơn. Cịn nếu người tiêu dùng có thu nhập thấp sẽ có mức tiêu thụ thịt lợn thấp, do thu nhập của họ còn phải dùng để trang trải các chi tiêu khác trong cuộc sống
Thị hiếu của người tiêu dùng: Thị hiếu của người tiêu dùng là một nhân tố quan
trọng tác động đến số lượng cầu của bất kỳ một lượng hàng hóa nào. Cũng như người dân cả nước, người dân trên địa bàn thành phố Sông Công rất ưa chuộng thịt lợn vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó trong các ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, lượng cầu thịt lợn thường tăng đột biến so với ngày thường. Ngoài các yếu tố trên đây, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến cầu. Hiện nay đa phần người tiêu dùng thích sử dụng thịt tươi, sống trong chế biến thức ăn, ít có thói quen sử dụng thịt đơng lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn. Vì vậy, lượng cầu thịt lợn tiêu dùng hàng ngày chủ yếu là thịt tươi sống.
Sự tác động của thông tin: Thông tin cũng tác động nhiều tới tiêu thụ thịt lợn, bởi thơng tin nó tác dụng vào tâm lý người tiêu dùng ảnh hưởng tới sức mua của họ. Như ở trên đã nêu thì khi dịch bệnh xảy ra thì tiêu thụ thịt lợn sẽ giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó các độc tố trong thức ăn chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ thịt lợn. Tất cả những cái đó đều là do sự tác động của thông tin. Hiện nay vấn nạn chất tạo nạc ảnh hưởng lớn tới ngành chăn ni nước ta. Nó gây ra tâm lý hoang mang ở
người tiêu dùng khiến cho họ dè dặt trong khi mua thịt lợn, có khi là dẫn tới tẩy chay thịt lợn. Trước đây sức mua lớn, nay chỉ là vài lạng, cao thì tới nửa cân, khi mua thì đắn đo, dè chừng đưa lên đặt xuống nghi ngờ miếng thịt mà mình mua có chứa chất tạo nạc hay không? Do vậy lượng tiêu thụ giảm rõ rệt do thịt lợn đã mất đi lòng tin ở người tiêu dùng khiến cho họ quay lưng lại với loại thực phẩm này.
Những thông tin về chất tạo nạc trong thời gian trước đây cũng đã làm cho cả xã hội hoang mang, ngành chăn nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng một tháng, người chăn ni, lị mổ, người bn bán thịt lợn khốn đốn vì ế ẩm. Do vậy các cơ quan chức năng cần xử lý nặng tay những hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm trong chăn ni, để từ đó có được sản phẩm thịt lợn an toàn với sức khỏe người dân, lấy lại được lòng tin của người tiêu dùng đối với thịt lợn. Có như vậy ngành chăn nuôi mới phát triển bền vững được.
Chất lượng thịt lợn theo đánh giá người tiêu dùng trên địa bàn thành phố cho thấy được rằng đảm bảo an toàn thực phẩm.
3.5. Đánh giá của các tác nhân đến chuỗi giá trị lợn thành phố Sông Công
Sử dụng thang đo Likert để khảo sát người chăn nuôi và người thu mua về một số yếu tố liên quan đến sản xuất và thu mua lợn trên địa bàn sau khi xử lý số liệu có