2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.3. Đặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất trong khu vực từ lâu đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và đƣợc xem là các thành tạo trầm tích có tuổi Đệ tứ (hiện đại), ngồi ra cịn có tuổi Ordovic phân bố ở ven rìa phía tây nam (có tuổi cách đây khoảng 500 triệu năm), đƣợc chia thành các phân vị thạch địa tầng sau đây [9]:
- Hệ tầng Long Đại (O3-S1lđ)
Hệ tầng Long Đại do A. M. Mareichev và Trần Đức Lƣơng (trong Đovjikov và nnk, 1965 xác lập hệ tầng Long Đại lộ ra ở phía đơng, bao quanh khối granit - granodiorit Đồng Hới.
- Hệ tầng Rào Chan (D1re)
Hệ tầng do Trần Tính (1979) xác lập. Trong vùng nghiên cứu hệ tầng lộ ra ở phía bắc - đơng bắc khối núi đá vơi Phong Nha - Kẻ Bàng ở địa bàn thuộc Liên Sơn và Thạch Lộc.
Thành phần chủ yếu của hệ tầng là đá phiến sét bị ép mỏng, đá phiến sét vôi xen kẹp đá vơi sét, cát kết vơi và thấu kính đá vơi, đá phiến sét xen các lớp mỏng bột kết, cát kết có vảy sericit. Bể dày hệ tầng đạt khoảng 1500m.
Hệ tầng Rào Chan có quan hệ khơng rõ ràng với các trầm tích cổ hơn, và chuyển tiếp lên hệ tầng Bản Giàng.
Do Trần Tính (1979) xác lập. Hệ tầng bao gồm chủ yếu là cát kết thạch anh màu xám, vàng, rắn chắc, cát kết dạng quarzit, có nơi xen các lớp bột kết, bột kết đá vôi, đá vôi và phiến sét màu đen. Bề dày trung bình là 1000m.
- Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt1)
Hệ tầng bao gồm chủ yếu là bột kết, cát kết, sét kết, các lớp tuf ryolit, bề dày trung bình 1.000 - 1.200m ở phân hệ tầng trên; cuội kết cơ sở, cuội kết tuf, ryolit, đacit, cát kết, bột kết với bề dày trung bình 1.200 - 1.500 m ở phân hệ tầng dƣới. Trong khu vực nghiên cứu hệ tầng này phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc giáp ở đèo Ngang, tây Quảng Trạch và ở các đảo.
- Hệ tầng Đồng Hới (N13- N21đh)
Hệ tầng do N. I. Komarova và Phạm Văn Khải (1980) xác lập. Các trầm tích của hệ tầng Đồng Hới chỉ lộ ra ở khu vực Đồng Hới, còn chủ yếu đƣợc phát hiện qua các lõi khoan ở các vùng Bắc Lý (Quảng Bình), Lệ Ninh và Ba Đồn.
Hệ tầng Đồng Hới đƣợc chia làm 3 tập:
Tập 1: Nằm không chỉnh hợp trên các thành tạo đá cổ là cuội kết, sạn kết, đôi khi xen lớp bột - sét kaolin. Thƣờng bắt đầu bằng cuội kết, sạn kết, đôi khi xen lớp bột - sét kaolin. Trên đó là các lớp cuội kết, sạn kết phân phiến, đá sericit, cát kết hạt vừa.
Tập 2: Sét kết, cát kết chứa kaolin xen các lớp cuội kết có màu sắc loang lổ sặc sỡ vàng đỏ trắng. Bề dày chung của tập là 50-120m. Trong tập này có một phức hệ bào tử phấn hoa.
Tập 3: Sét, bột kết, cát kết xen cuội kết, sạn kết. Tại vùng Lệ Ninh - Ba Đồn, theo tài liệu tập này xen kẽ của các lớp cát kết, bột kết, sét kết màu xám xanh, xám nâu, xám vàng dày 50-100 m, chứa mùn thực vật, mảnh than và mảnh vỡ động vật Thân mềm.
Hệ tầng Đồng Hới đƣợc thành tạo trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm với các vật liệu lấp đầy các trũng trƣớc núi. Hệ tầng Đồng Hới phủ bất chỉnh hợp
trên các trầm tích Devon và bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích có tuổi Pleistocen giữa muộn.
Các trầm tích Pleistocen thượng (Q13b): Các trầm tích thuộc Pleistocen thƣợng phân bố rộng trong vùng nghiên cứu, phủ bất chỉnh hợp lên tất cả các trầm tích Q12-3 tạo nên một nhịp trầm tích aluvi - biển, trong đó trầm tích biển bị phong hóa loang lổ đặc trƣng. Tại rìa đồng bằng, nơi tiếp giáp với vùng đồi, chúng tạo thành các thềm mài mịn - tích tụ bậc II cao 10-15m. Trầm tích đê cát ven bờ Pleistocen thƣợng bị trầm tích cát trắng Holocen giữa phủ lên.
Các trầm tích Holocen hạ - trung (Q21-2)
Trầm tích biển, sơng - biển: các trầm tích này có diện tích phân bố rộng lớn
bao gồm đê cát trắng ven bờ và đồng bằng hẹp ở Quảng Trạch, Đồng Hới. Trong các lỗ khoan từ 2 -15m.
Trong các lớp bột - sét màu xám xanh thuộc tƣớng lagun còn thấy phong phú trùng lỗ và thân mềm biển nông.
Mặt cắt trầm tích Holocen sớm ở vùng cát bao gồm hai phức hệ tƣớng cơ bản:
- Tập dƣới: tƣớng đầm lầy than bùn đặc trƣng giai đoạn đầu biển tiến.
- Tập trên: tƣớng cát trắng thạch anh chon lọc mài tròn tốt bãi triều cổ và đê cát ven bờ tuổi Q22 đặc trƣng cho giai đoạn biển tiến hiện đại.
Các trầm tích Holocen thượng (Q23): Bao gồm các trầm tích tích tụ trên mặt
đồng bằng hiện nay với các kiểu nguồn gốc khác nhau:
Trầm tích bãi bồi, trầm tích sơng - hồ, trầm tích biển - gió.
Trầm tích cát lũ tích: Đƣợc thành tạo do các dịng lũ cát cuốn nhanh từ cồn cát vào đồng ruộng trong hai thời điểm mƣa bão với cƣờng độ rất lớn.
Sự đa dạng của cấu trúc địa chất đã tạo nên những nét rất đặc trƣng của địa hình và đây là nguồn tài nguyên địa hình tiềm năng cho phát triển du lịch..