2.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG ĐỚI VEN BIỂN
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra trên khu vực nghiên cứu có một số loại khống sản rắn bao gồm:
a. Khống sản kim loại
- Quặng sắt: Trên diện tích khu vực nghiên cứu có 1 điểm quặng sắt Thụ Lộc thuộc xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch. Hiện tại, trên diện tích điểm quặng chỉ quan sát đƣợc một số tảng lăn limonit, gotit, quặng nằm trên đá phiến sét scricit, thạch anh scricit thuộc hệ tầng Đại Giang bị sừng hóa và phong hóa. Hàm lƣợng sắt từ 48 - 51%, mỏ đã đƣợc Đồn Địa chất 8 tìm kiếm, đánh giá trữ lƣợng cấp C1 = 39,6 ngàn tấn quặng, có thể sử dụng quặng làm phụ gia xi măng hoặc luyện kim.
Nhự vậy, điểm quặng sắt này có nguồn gốc phong hóa, quy mơ nhỏ. Điểm quặng này chỉ có thể tổ chức khai thác quy mơ nhỏ, phục vụ nhu cầu địa phƣơng.
- Titan - Zircon: Quặng sa khoáng titan - zircon trong phạm vi khu vực nghiên cứu có triển vọng hạn chế. Hiện nay mới đƣợc biết đến mỏ Quảng Đông (Quảng Trạch). Mỏ này đã đƣợc Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ điều tra, đánh giá (Mai Văn Hác - 1994). Quặng titan phân bố trên bãi triều sát biển về phía nam mũi Rịn, kéo dài trên khoảng cách 2km, rộng 50 - 200m, chiều dày 0.5 - 2m. Hàm lƣợng ilmenit trong quặng thay đổi trong khoảng 4 - 900kg/m3, trung bình mỏ đạt 50 - 70kg; hàm lƣợng zircon đạt 5 - 6kg/m3. Quặng thƣờng đƣợc bổ sung hàm lƣợng sau mỗi mùa mƣa bão do sóng dồn cát quặng lên bờ. Trữ lƣợng đƣợc ƣớc tính là trữ lƣợng cấp C2 ilmenit: 100 ngàn tấn; trữ lƣợng cấp C2 zircon: 10 ngàn tấn. Mỏ có thể tăng trữ lƣợng nếu tính cả vùng ngập nƣớc và chỉ tiêu hàm lƣợng xuống [2]. Hiện nay mỏ đã ngừng khai thác do chủ trƣơng của Chính phủ.
b. Khống chất công nghiệp
- Than bùn: Điểm khoáng sản này ở Ba Đồn đã đƣợc phát hiện từ lâu, đã đƣợc đoàn 60 (nay là 406) tìm kiến sơ bộ từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Tuy nhiên việc khai thác đƣợc thự sự đẩy mạnh khi có nhà máy phân vi sinh Sông Gianh. Than bùn nằm trong các trũng nhỏ kiểu đầm lầy chết giữa các cồn cát. Thông thƣờng lộ ngay trên mặt hoặc bị phủ dƣới một lớp cát mỏng. Các lớp than bùn có chiều dày thay đổi lớn từ 0,1 - 0,2 m đến 1- 2m. Chất lƣợng than khơng cao vì lẫn nhiều đất cát. Tuy nhiên, có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh. Hiện tại phần lớn than đã đƣợc khai thác hết, chỉ cịn lại một vài diện tích nhỏ dƣới đáy các hồ thủy lợi hoặc trong vƣờn nhà dân.
Nhƣ vậy, triển vọng than bùn trong phạm vi nghiên cứu rất hạn chế.
- Pegmatit: Đã phát hiện 1 mỏ và 2 điểm pegmatit, cả hai điểm này đều nằm trong phần mái thoải phía đơng bắc khối granit Đồng Hới, đá vây quanh là trầm tích hệ tầng Long Đại bị sừng hóa tƣớng biotit. Có giá trị nhất trong các điểm là mỏ pegmatite Phú Định (Cự Nẫm). Mỏ đƣợc Sở Khoa học và Cơng nghệ Quảng Bình
thăm dò một phần để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gạch men Đồng Hới và đƣợc Liên đồn Địa chất Bắc Trung Bộ tìm kiếm đánh giá. Hiện tại đã phát hiện 21 mạch pegmatite, trong đó có nhiều mạch có chất lƣợng đáp ứng sản xuất xƣơng, một số làm men, gốm sứ. Hạn chế của pegmatite ở đây là hàm lƣợng mica một số nơi khá cao, gây khó khăn cho quy trình tuyển chọn. Trữ lƣợng dự báo cấp C2 + P1 đã tính đƣợc là 1.600 ngàn tấn pegmatite.
c. Cát thủy tinh và cát xây dựng
Trong khu vực nghiên cứu, cát có trữ lƣợng khổng lồ và có ở hầu hết diện tích vùng nghiên cứu. Cát trong khu vực bao gồm 2 loại là cát thủy tinh và cát xây dựng.
- Cát thủy tinh: Điểm khoáng sát cát thủy tinh Ba Đồn là điểm cát thủy tinh duy nhất trong khu vực nghiên cứu. Cát thủy tinh có thành phần chủ yếu là thạch anh, có nguồn gốc biển - gió tuổi Holocen giữa (mvQ22). Phần lớn cát lộ ra trên mặt, nằm trên lớp cát pha sét, cát màu vàng, một số nơi ở địa hình thấp, nằm dƣới than bùn. Bằng mắt thƣờng có thể phân biệt 2 loại cát theo màu sắc và vị trí địa hình. Loại nằm ở địa thấp màu xám bẩn (nhiễm màu nƣớc than bùn); loại nằm trên đụn cát cao màu trắng; cả 2 loại đều có chất lƣợng tốt. Cát màu trắng có nơi hạt thơ hơn cát xám. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, lẫn ít felspat và một số khoáng vật khác. Tài nguyên dự báo là 10 triệu tấn.
Chất lƣợng cát qua kết quả điều tra là rất tốt, một số nơi đã đƣợc khai thác để sử dụng làm cát tiêu chuẩn. Cần thăm dò khai thác hợp lý để tránh thất thoát tài nguyên quý báu này.
- Cát xây dựng: Trong khu vực nghiên cứu đây là dạng tài nguyên khổng lồ và rất phổ biến. Tuy nhiên quy mô các mỏ riêng biệt thƣờng thuộc loại nhỏ, chỉ thích hợp cho khai thác thủ cơng. Hiện tại trên bản đồ khoáng sản đã đăng ký các mỏ: Ròn (Quảng Phú, Quảng Trạch), Nghĩa Hƣng (Quảng Xuân, Quảng Trạch), Chánh Hòa (Lý Trạch, Bố Trạch).
Nhƣ vậy, khoáng sản ở khu vực nghiên cứu tƣơng đối phong phú, tuy nhiên chỉ đáp ứng quy mơ khai thác nhỏ, trong đó có ý nghĩa kinh tế trong giai đoạn hiện nay là khống chất cơng nghiệp cát thủy tinh và cát xây dựng. Tài nguyên cát trong khu vực có trữ lƣợng lớn, có thể khai thác phục vụ nhiều mục đích khác nhau.