ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH DU LỊCH BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 80)

3.3.1. Định hƣớng tổ chức không gian

Trên cơ sở đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, việc đề xuất định hƣớng tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng với trọng tâm là phát triển du lịch là điều cần thiết. Với phạm vi diện tích vùng ven biển Đèo Ngang - cửa Nhật Lệ nhỏ, đặc trƣng là các cồn cát và bãi tắm ven biển, không gian ven biển đƣợc phân chia làm nhiều chức năng riêng, trong đó học viên đề xuất phân vùng khơng gian cho du lịch trong khu vực thành 3 vùng chính nhƣ sau:

- Khu vực biển phía Bắc (Vũng Chùa - Đảo Yến (Ba Đồn)). Đây là khu du

lịch nổi tiếng với đặc trƣng là những bãi biển sạch và đẹp, vịnh nƣớc sâu Hòn La và nhiều di tích thắng cảnh đặc biệt, trong số đó phải kể tới mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh; các bãi tắm sạch đẹp phải kể tới là bãi biển Cảnh Dƣơng và bãi tắm Quảng Đông. Khu vực này bắt đầu từ Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn cho tới sơng Gianh. Ngồi các bãi biển đẹp, sạch, trong vịnh Hòn La cịn có nhiều đảo nhỏ. Trong đó có đảo Yến (Nồm) là nơi cƣ ngụ của hàng vạn con chim. Theo quốc lộ 1A, qua đèo Ngang và sông Gianh là tới bãi Đá Nhảy.

- Khu Đá Nhảy: Khu vực này bắt đầu từ sông Gianh, với đặc điểm tự nhiên ở đây là các cồn cát, đồi cát với phần diện tích chƣa đƣợc khai thác và sử dụng nên thích hợp cho phát triển mơ hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái. Khu vực bãi Đá Nhảy tập trung phát triển tham quan và tắm biển. Nhƣ vậy, đây sẽ là trung tâm với đặc trƣng chính là kết hợp tham quan trang trại du lịch và cảnh quan bãi Đá Nhảy.

- Thành phố Đồng Hới: Đây là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Bình, có bờ biển dài 12 km với nhiều bãi tắm đẹp, nƣớc biển trong xanh, môi trƣờng du lịch biển trong lành. Bờ biển ở đây dài và đẹp, độ nghiêng vừa phải, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng với cát trắng kéo dài từ Quang Phú tới Bảo Ninh.

Trong mỗi vùng lại phân các không gian để xây dựng mơ hình phát triển gắn liền với du lịch:

Bảng 3.1. Định hƣớng sử dụng hợp lý không gian vùng nghiên cứu

STT Không gian Đề xuất các mơ hình

1 Ƣu tiên bảo vệ rừng phòng hộ Trồng phi lao và keo 2 Ƣu tiên phát triển quần cƣ nông

thôn

Mơ hình kinh tế sinh thái hộ gia đình, mơ hình cồn cát 3 Ƣu tiên phát triển du lịch biển, nghỉ mát và phát triển cơ sở hạ

tầng

Du lịch biển, mơ hình bãi tắm, nhà nghỉ, khách sạn

- Mơ hình cồn cát gắn liền với mơ hình kinh tế sinh thái hộ gia đình tại các bãi cát chƣa đƣợc khai thác hết và các hộ dân hiện đang sống tại các cồn cát này. Chủ yếu tại Quảng Hƣng, Quảng Long (Quảng Trạch); Đại Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch).

- Không gian ƣu tiên phát triển du lịch biển, nghỉ mát bao gồm các bãi tắm và bãi biển hiện tại đang khai thác phục vụ cho du lịch và bãi tắm ngƣời dân địa phƣơng đang khai thác mà chƣa có quy hoạch hiện đang có trong khu vực nghiên cứu. Cụ thể ở bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Quang Phú, bãi tắm Đá Nhảy, bãi biển Cảnh Dƣơng, du lịch bằng thuyền ra các đảo ở phía Bắc tại Hịn La.

3.3.2. Định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch bền vững

Trong khu vực nghiên cứu, các loại hình điều kiện tự nhiên đều đa dạng và hấp dẫn. Để xây dựng đƣợc mơ hình phát triển du lịch cần nhìn nhận toàn diện đƣợc những tiềm năng và hạn chế này.

Nguyên tắc chung nhất để quy hoạch phát triển đó là phải phát huy thế mạnh của địa phƣơng, gìn giữ và bảo vệ mơi trƣờng, đảm bảo kinh tế cho cộng đồng dân cƣ. Để phát triển du lịch bền vững trƣớc hết cần xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của địa phƣơng. Bên cạnh đó, các điểm, tuyến du lịch cần tính tốn tới sức chứa và các hệ thống xử lý, thu gom rác, nƣớc thải tại từng khu vực.

Trên cơ sở các điểm du lịch trên địa bàn nghiên cứu và các phân tích về tiềm năng và thách thức đối với phát triển du lịch ở chƣơng 2, học viên đề xuất thành lập 3 khu du lịch trung tâm là: Trung tâm du lịch dịch vụ Đồng Hới, trung tâm du lịch tâm linh Vũng Chùa - Đảo Yến (Ba Đồn) và trung tâm du lịch sinh thái Đá Nhảy.

Trong đó, trung tâm du lịch Đồng Hới là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Bình nên tập trung phát triển theo hƣớng đầu tƣ khai thác về thƣơng mại dịch vụ, trở thành trung tâm sầm uất, hiện đại. Các điểm du lịch cần phát triển bao gồm bãi biển Quang Phú, Bàu Tró, thành Đồng Hới, cửa biển Nhật Lệ, đồi cát Quang Phú, các điểm di tích bên trong thành phố Đồng Hới. Trong đó nên chú trọng tập trung

xây dựng các điểm dịch vụ, vui chơi dọc bên bờ biển làm cốt lõi. Các sản phẩm du lịch trọng tâm cần hƣớng tới là: Du lịch bãi tắm, vui chơi tại các cồn cát, chơi các trò chơi trên biển, trên cát (dù lƣợn, tàu cao tốc,…), du lịch trên biển (đi thuyền, câu cá, mực,…), thăm quan các bảo tàng và tƣợng đài và du lịch ẩm thực.

Bên cạnh đó, trung tâm du lịch này cũng là nơi để các du khách dừng chân trƣớc khi đi khám phá tại các điểm du lịch khác trong toàn tỉnh mà đặc biệt là VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và các điểm du lịch ở phía nam của tỉnh.

Trung tâm du lịch Đá Nhảy: Đây là khu vực có cảnh quan đẹp của bãi Đá Nhảy, đồng thời có các cồn cát cịn hoang sơ với định hƣớng là xây dựng các trang trại du lịch sinh thái để du khách tham quan và chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của bãi đá, kết hợp với các điểm du lịch nhƣ làng chiến đấu Cự Nẫm, tham gia lễ hội truyền thống ở đình Lý Hịa và vui chơi tại các trang trại sinh thái. Sản phẩm du lịch cần hƣớng tới là du lịch sinh thái.

Trung tâm du lịch Ba Đồn (Vũng Chùa - Đảo Yến): Đây là trung tâm có 2 địa danh tâm linh nổi tiếng là mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và đền thờ Công chúa Liễu Hạnh nên định hƣớng làm trung tâm để du khách tới thăm viếng, đồng thời kết hợp với các cảnh quan thiên nhiên đẹp của khu vực nhƣ Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan), tham quan làng biển Cảnh Dƣơng, tắm biển tại bãi tắm Quảng Đơng. Ngồi ra, tại cảng biển Hịn La sẽ xây dựng mơ hình đi thuyền thăm vịnh và thăm các đảo. Các sản phẩm du lịch đó là: Thăm viếng mộ Đại tƣớng, du lịch bãi tắm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, tham quan đảo với định hƣớng là các sản phẩm du lịch tâm linh là trọng tâm.

Thành lập tuyến du lịch liên kết giữa các điểm du lịch của các vùng, giữa các trung tâm du lịch và cụm du lịch với nhau. Trong đó bao gồm 2 tuyến chính đó là tuyến du lịch ven biển và tuyến du lịch đi các trung tâm du lịch khác trên địa bàn của tỉnh với trung tâm chính là Phong Nha – Kẻ Bàng.

Tuyến du lịch ven biển trong khu vực nghiên cứu kết nối 3 trung tâm du lịch lại với nhau, bắt đầu từ trung tâm thành phố Đồng Hới với các điểm du lịch chính đó là bãi biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy, mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, đồng thời liên kết xuống bãi biển Bảo Ninh, Sun Spar Resort, bãi tắm Ngƣ Hòa tạo thành tuyến du lịch ven biển của tỉnh.

Tuyến du lịch tới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đƣợc thiết lập từ các trung tâm du lịch ven biển để đến thăm quan các hang động.

Ngoài ra, từ các trung tâm du lịch ven biển này thiết kế các tuyến du lịch tới các điểm du lịch nổi tiếng khác của Quảng Bình nhƣ núi thần Đinh, suối Bang, nhà lƣu niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp,… để gắn kết một cách thống nhất các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và mang lại lợi ích của cơng đồng địa phƣơng một cách tối ƣu nhất.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng là cơ sở khoa học quan trọng để phát triển du lịch một cách bền vững. Khu vực Đèo Ngang tới cửa Nhật Lệ là vùng có nhiều tiềm năng về tự nhiên và xã hội để phát triển du lịch, tài nguyên du lịch trong khu vực nói chung và tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng hiện nay đang đƣợc tập trung khai thác để đƣa vào sử dụng.

Qua nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. Dải ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch: Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú chủ yếu là các thắng cảnh, cồn cát, bãi cát, thích hợp cho nghỉ dƣỡng, tắm biển. Đồng thời khu vực cũng có tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng nhƣ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, đền chùa và đặc biệt là mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp thu hút đƣợc lƣợng du khách đến đông đảo.

2. Tuy tiềm năng to lớn nhƣng khai thác chƣa mang lại hiệu quả cao, lợi ích chƣa đƣợc chia sẻ đồng đều và mới chỉ tập trung khai thác tại một số điểm chính. Cơ sở hạ tầng cịn đơn sơ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách, các dịch vụ đi kèm chất lƣợng còn kém. Hiện tại, một số tiềm năng du lịch tự nhiên đã đƣợc khai tác và đƣa vào sử dụng nhƣ biển Nhật Lệ, biển Quang Phú, biển Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến… đây đều là những khu vực nhạy cảm về môi trƣờng. Tại đây, hàng năm thu hút lƣợng khách du lịch tƣơng đối lớn và đang là những khu vực chịu tác động không nhỏ của hoạt động du lịch. Trên thực tế, phát triển du lịch vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của khu vực và đang có nhiều ảnh hƣởng xấu tới tài nguyên, môi trƣờng.

3. Trên cơ sở phân tích đánh giá các tiềm năng tự nhiên và những khó khăn cho phát triển du lịch, học viên đề xuất định hƣớng quy hoạch du lịch đó là: Khu vực nghiên cứu chia làm 3 trung tâm du lịch chính là trung tâm Vũng Chùa – Đảo

Yến (Ba Đồn), trung tâm Đá Nhảy và trung tâm Đồng Hới. Mỗi trung tâm định hƣớng phát triển đặc thù riêng nhƣng xuyên suốt trong toàn khu vực là tập trung khai thác mạnh các điểm du lịch ven biển. Thiết lập tuyến du lịch ven biển từ Đồng Hới tới Đèo Ngang, trong đó lấy các điểm du lịch Đồng Hới, Đá Nhảy và mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp làm các điểm chính. Các điểm du lịch chủ yếu khai thác vào mùa hè phục vụ cho nhu cầu tắm biển, nghỉ dƣỡng và tham quan. Từ các trung tâm du lịch này là vùng đệm cho khách du lịch nghỉ ngơi để thành lập tuyến du lịch đi các điểm du lịch lân cận trên địa bàn tồn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.

Trên cơ sở đó, học viên đề xuất một số kiến nghị sau:

- Dải ven biển từ Đèo Ngang đến cửa Nhật Lệ với đặc thù là các cồn cát và bãi cát ven biển, định hƣớng phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch còn đơn sơ, cần quy hoạch và cải thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, cơ sở dịch vụ đi kèm và khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy vậy, phát triển vẫn cần giữ gìn cảnh quan và bản sắc văn hóa đặc trƣng của địa phƣơng.

- Hiện tại, các bãi cát và cồn cát còn nhiều nơi chƣa đƣợc khai thác và sử dụng. Cần có biện pháp giao đất cho ngƣời dân và thiết lập mơ hình kinh tế trang trại gắn liền với du lịch.

- Trong thời gian tới khách du lịch sẽ tăng nhanh nên cần đánh giá sức chịu tải cho các điểm du lịch, tránh tình trạng quá tải làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng và cộng đồng dân cƣ.

- Khu vực nghiên cứu là nơi nhạy cảm về môi trƣờng, thƣờng xuyên xảy ra tai biến đặc biệt là bão, lũ, cát bay, cát chảy. Cần có giải pháp dự báo, khắc phục và thích ứng với các hiện tƣợng cực đoan này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (1998), “Môi trƣờng và quản lý môi trƣờng vùng ven bờ biển Việt Nam”, Tổng luận Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế, tập 125 (số 7), tr. 31 - 32, ISSN 0866 - 7712.

2. Lại Vĩnh Cẩm, Nguyễn Thành Long và nnk (2007), Nghiên cứu phân vùng

trượt lở đất tỉnh Quảng Bình phục vụ cơng tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,

Tạp chí Địa Chính số 6 - 12/2007.

3. Cục thống kê Quảng Bình (2014), Niên giám thống kê 2013.

4. Nguyễn Văn Cƣ (2000), Báo cáo đề tài “Xói lở bờ biển Bắc Trung Bộ”. 5. Nguyễn Chu Hồi và nnk (2012), Cẩm nang quy hoạch không gian biển và

vùng bờ cấp địa phương.

6. Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB

Giáo dục.

7. Nguyễn Đức Lý (2009), Các yếu tố cơ bản gây xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa

sông Nhật Lệ, Sở khoa học và cơng nghệ Quảng Bình.

8. Nguyễn Thị Hồng Thao và Lê Thị Mai Anh (2005), “Xác định đới bờ Việt Nam”, Hội thảo Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp vùng bờ 2006-2010, dự án Việt Nam - Hà Lan về Quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam (VNICZM), Cục Môi trƣờng.

9. Trần Nghi, Ngơ Xn Tồn và nnk (2001), Báo cáo thành lập bản đồ địa

chất Đệ Tứ tỷ lệ 1: 100.000 và 1: 50.000.

10. Trần Nghi và nnk (2001), Tiến hóa bãi triều cát ven biển tỉnh Quảng Bình trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển.

11. Trần Nghi (chủ biên) (2003), Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn Quốc gia

Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt

Nam.

12. Trần Nghi và nnk (2005), Các giải pháp và giảm thiểu tai biến và cải tạo

các cồn cát ven biển Quảng Bình theo mục tiêu phát triển bền vững, Tạp chí Khoa

học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Sở tài nguyên tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo hiện trạng mơi trường Quảng Bình 5 năm 2005 - 2010.

14. Tổng cục Du lịch (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch

bền vững ở Việt Nam, Báo cáo đề tài khoa học độc lập cấp nhà nƣớc.

15. Nguyễn Văn Trƣơng, Phan Trọng Kha (2001), Hải Thủy, mơ hình làng

sinh thái trên vùng cát, IUCN published.

16. Phan Văn Trƣờng, Nguyễn Cao Huần, Đặng Văn Bào (2010), Các nhân

tố cơ bản ảnh hưởng tới nước dưới đất trong các trầm tích đệ tứ vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình, Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần 5, 2010.

17. Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý dải cát ven biển miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, KC 08 - 21.

18. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch (1996), Cơ sở

khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch, Đề tài khoa học cấp ngành.

19. Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch (1998), Cơ sở

khoa học cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền vững dải ven biển từ đèo ngang đến cửa nhật lệ, tỉnh quảng bình (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)