Một số hình ảnh về hậu quả của Nƣớc biển dâng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 33 - 36)

- Hậu quả của sự gia tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác

Khi bão đổ bộ vào đất liền gió mạnh, tố lốc đi kèm theo bão làm đổ cây cối, nhà cửa dễ gây ra những thƣơng vong cho trẻ em. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, hàng năm đã có nhiều học sinh bị nƣớc lũ cuốn trôi, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Trận lũ năm 2000 đã làm chết mất 762 ngƣời, trong đó có tới 352 trẻ em, chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 46% (thiệt hại của ngành giáo dục ĐBSCL là 143 tỉ đồng; gần 80 vạn học sinh phải tạm nghỉ học chạy lũ từ 1 - 3 tháng )

Trong các khu đô thị nghèo, mƣa lớn gây ngập lụt có thể tạo điều kiện mất vệ sinh nghiêm trọng và lan tỏa trên diện rơng do hệ thống thốt nƣớc không đầy đủ và kém chất lƣợng. Ngập lụt kéo dài dẫn đến các bệnh lây truyền qua đƣờng nƣớc gia tăng do nƣớc sinh hoạt bị ơ nhiễm (ví dụ nhƣ: Dịch tả và bệnh viêm gan A hay bệnh trùng xoắn).

Các tác động của mƣa lớn kéo dài, bão mạnh, lũ, lụt, mƣa đá, giơng tố bất ngờ... đều có ảnh hƣởng đối với trẻ em. Ví dụ: Nhiều trẻ em phải bỏ học để tự kiếm sống khi cha mẹ chúng qua đời vì gặp bão trong lúc ra khơi đánh cá.

Do thiệt hại về nhà cửa, trẻ em bị mất chỗ ở, mất mát tài sản, thiếu lƣơng thực nên dễ bị suy dinh dƣỡng, ảnh hƣởng đến sự phát triển bình thƣờng của trẻ em.

Ngập lụt do mƣa bão kéo dài dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng (đặc biệt là môi trƣờng nƣớc) nên trẻ em dễ hấp thụ các loại dịch bệnh nhƣ đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, thƣơng hàn hoặc các bệnh về đƣờng hô hấp, đƣờng ruột. Khi các cơ sở hạ tầng nhƣ trƣờng học, bệnh xá bị hƣ hại khiến các em phải nghỉ học, hoặc không đƣợc điều trị kịp thời khi ốm đau. Lũ lụt có thể dẫn đến chết đuối của trẻ em, đặc biệt là độ tuổi từ 2 đến 9 do các em còn chƣa tự nhận thức đƣợc các mối nguy hiểm và dễ bị hoảng loạn trƣớc những thay đổi của môi trƣờng sống.

Lũ ống, lũ quét là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em miền núi, đặc biệt là trẻ em sinh sống và học tập ở các khu vực có địa hình dễ bị sạt lở. Khi lũ quét xẩy ra, bản thân các em là thành viên của cộng đồng dân cƣ các em cũng phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi nhƣ ngƣời lớn. Những tổn thất về nhà cửa, ruộng vƣờn, tài sản, ngƣời thân cũng trực tiếp đè nặng lên cuộc sống của các em. Ở những nơi trƣờng lớp bị đổ trôi, các em phải nghỉ học cho đến khi chính quyền các cấp xây dựng lại đƣợc trƣờng lớp các em mới có thể đến trƣờng. Do địa hình nơi cƣ trú, do trƣờng lớp ở xa, việc đi lại của các em là khó khăn, các em phải tự đến trƣờng lớp khơng có sự bảo trợ của ngƣời lớn, khi gặp lũ đại đa số các em không đƣợc sự che chở, hƣớng dẫn của ngƣời lớn mà phải tự mình định liệu tránh né. Những tổn thất, thiệt hại do lũ quét gây ra có tác động lớn đến yếu tố tinh thần, gây cho các em sự hoảng loạn trong một thời gian dài.

Tố lốc có tác động gây hại lớn nhất là thiệt hại sinh mạng do các vật thể bị tố lốc cuốn theo va đập phải hoặc do những hạt mƣa đá trong tố lốc gây ra thƣơng vong.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam: Năm 2000, trong số 762 ngƣời chết do lũ lụt thì có 357 trẻ em. Đến năm 2002, tỷ lệ trẻ tử vong tăng lên khi có tới 275 trẻ em trong số 355 ngƣời chết. Đến năm 2011, trong số 68 ngƣời chết thì có tới 55 là trẻ em

Hậu quả của sự gia tăng lƣợng mƣa và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhƣ: Quyền đƣợc chăm sóc, ni dạy để phát triển của trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ em khuyết tật và trẻ em khơng nơi nƣơng tựa; Quyền đƣợc bảo vệ tính mạng; Quyền sống chung với cha mẹ; Quyền đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; Quyền đƣợc học tập; Quyền đƣợc vui chơi, giải trí lành mạnh, đƣợc hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi (Hình 2.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 33 - 36)