Mơ hình truyền thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mơ hình truyền thơng

Theo khái niệm cơ bản, giao tiếp là quá trình gửi và nhận thông điệp hoặc chuyển thông tin từ người này (sender) đến người khác (receiver). Mơ hình truyền thơng (Communication Model) đề cập đến loại mơ hình khái niệm được sử dụng để giải thích quá trình giao tiếp của con người.

Những khái niệm sơ khai nhất về mơ hình truyền thơng trong lịch sử bắt đầu manh nha xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, trong đó nổi bật nhất là hai loại mơ hình truyền thơng do Triết học gia lừng danh Aristotle (384-322 B.C.) đưa ra, bao gồm Thuật hùng biện (Rhetoric) và Mơ hình bằng chứng (Model of Proof). Tuy nhiên, phải đến năm 1949, mơ hình truyền thơng đầu tiên mới chính thức xuất hiện, nhờ cơng của Claude Elwood Shannon và Warren Weaver [35, 34].

2.1.1. Các loại mơ hình truyền thơng [35, 34]

Trong suốt chiều dài lịch sử của lồi người, đã có rất nhiều mơ hình truyền thơng khác nhau được thiết lập bởi nhiều tác giả, nhưng chúng có thể được chia thành ba loại mơ hình cơ bản: (1) Mơ hình tuyến tính sơ khai; (2) Mơ hình phi tuyến tính và (3) Mơ hình đa chiều.

2.1.1.1. Mơ hình truyến tính sơ khai

Mơ hình truyền thơng của Shannon-Weaver, 1949

Mơ hình truyền thơng này được Claude Shannon, cùng Warren Weaver thiết kế với mục tiêu mơ phỏng lại q trình hoạt động của các loại cơng nghệ vơ tuyến và điện thoại. Mơ hình Shannon-Weaver ban đầu gồm ba phần chính: Người gửi thơng điệp (sender), kênh chuyển tải thông điệp (channel) và người nhận thông điệp (receiver). Shannon và Weaver cũng nhận ra rằng trong cuộc trò chuyện trao đổi giữa người gửi và người nhận thông điệp thông qua kênh chuyển tải, thường xuất hiện những tín hiệu gây nhiễu (static) cuộc trò chuyện. Những tín hiệu nhiễu đó được gọi là tiếng ồn (noise). Tiếng ồn là nguyên nhân khiến thông điệp truyền tải bị mất hoặc gián đoạn.

Đây là mơ hình truyền thơng cơ bản, đơn giản nhất và thường được xem là mơ hình chuẩn của truyền thơng. Theo đó, thơng tin hoặc nội dung được gửi dưới một số dạng nhất định (chẳng hạn như ngôn ngữ hoặc ký tự mã hóa) từ một người này tới một người khác. Có thể nói, truyền thơng chính là phương tiện để gửi và nhận thơng tin

Mơ hình S-M-C-R của Berlo, 1960

Năm 1960, dựa trên mơ hình tuyến tính của Shannon-Weaver, David Berlo đã mở rộng và cho ra đời mơ hình truyền thơng mới mang tên SMCR. Mơ hình của Berlo được tách thành 4 phần rõ ràng hơn so với Shannon-Weaver bao gồm: Sender (Người gửi) – Message (Thông điệp) – Channel (Kênh chuyển tải) – Receiver (Người nhận).

Mơ hình tương tác của Schramm, 1954

Wilbur Schramm (1954) quan niệm mã hóa thơng điệp (decoding) và giải mã thông điệp (encoding) là các hoạt động được duy trì đồng thời bởi cả người gửi (Sender) và người nhận (Receiver). Ông cũng là một trong những người đầu tiên đề cập đến khái niệm truyền thông đa chiều.

Schramm cho rằng truyền thông không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn bao gồm các hành vi như truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên, mệnh lệnh và đặt câu hỏi. Do đó, truyền thơng, theo Schramm, là sự tương tác mang tính xã hội

giữa ít nhất hai đối tượng tương tác cùng sử dụng chung một nhóm các biểu tượng và các quy tắc ký hiệu học. Dĩ nhiên, định nghĩa này không áp dụng cho các hình thức truyền

thơng tự động hoặc các hình thức tự truyền thơng như nhật ký, tự nói chuyện…

2.1.1.2. Mơ hình phi tuyến tính

Mơ hình xoắy ốc của Dance, 1967

Năm 1967, Frank Dance đã đề xuất một mơ hình truyền thơng gọi là Mơ hình Xốy ốc nhằm mơ hình hóa tốt hơn q trình truyền thơng. Khái niệm truyền thơng xốy ốc được Dance mô tả là một q trình mạnh mẽ và phi tuyến tính.

Dance cho rằng truyền thông là một quá trình diễn ra thường xuyên liên tục và ngày càng lớn hơn, mạnh hơn theo thời gian. Dựa trên lý thuyết này, Dance cho rằng khởi đầu của q trình truyền thơng cũng rất nhỏ. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ được sinh ra, ngơn ngữ giao tiếp duy nhất của nó là tiếng khóc. Tiếng khóc đó đại diện cho mọi thứ mà đứa bé muốn thể hiện: Đói, đau, lạnh, buồn, giận dữ… Chỉ đến khi đứa trẻ lớn lên, các công cụ truyền thơng của nó mới được mở rộng hơn và đa dạng hơn: Cười, nói, cử chỉ, nét mặt… tương ứng với các vịng trịn của Xốy ốc cũng lớn hơn.

Điều này cũng đúng cả trong các mối quan hệ xã hội. Khi bắt đầu một mối quan hệ, các đối tượng truyền thông chỉ truyền đạt cho nhau một khối lượng thông tin nhỏ và hạn chế. Nhưng khi mối quan hệ phát triển mạnh hơn, khối lượng thông tin truyền đạt cho nhau cũng nhiều và lớn hơn. Có thể nói, tư tưởng của Dance thực sự là một cuộc cách mạng trong khoa học truyền thơng.

Mơ hình của Westley and MacLean, 1957

Mơ hình Westley and MacLean được đề xuất vào năm 1957 bởi Bruce Westley (1915-1990) và Malcolm S. MacLean Jr (1913-2001). Mơ hình này được sử dụng cho hai loại hình truyền thơng là Tự truyền thông (Interpersonal) và Truyền thông đại chúng (Mass communication). Theo Westley và MacLean, sự khác biệt duy nhất giữa Tự truyền thơng và Truyền thơng đại chúng chính là Phản hồi (Feedback). Ở Tự truyền thông, phản hồi rất nhanh và trực tiếp. Trong ở truyền thông đại chúng, phản hồi thường chậm và gián tiếp.

Dựa trên lý thuyết này, Westley và MacLean cho rằng truyền thông chỉ bắt đầu

khi một người nhận được thông điệp từ môi trường xung quanh. Mỗi cá nhân nhận

thông điệp sẽ phản ứng với thơng điệp đó dựa trên đối tượng định hướng của mình.

Mơ hình Mosaic của Becker, 1968

Năm 1968, Sam Becker khởi xướng mơ hình truyền thơng mang tên “Viễn cảnh hùng biện”, hay sau này được biết đến với tên gọi “Mơ hình Mosaic”. Theo ơng, các mơ hình truyền thơng cổ điển khơng hữu ích trong giao tiếp hiện đại. Do đó, ơng phát triển

mơ hình mới nhằm lý giải sự phức tạp trong giao tiếp của con người. Nó cũng mơ tả sự ngẫu nhiên của nguồn gốc các thông điệp, đồng thời khẳng định truyền thơng là một q trình động. Chính vì lý do này, mơ hình của Becker được coi là đã hóa giải được những giới hạn của các mơ hình tuyến tính truyền thống.

2.1.1.3. Mơ hình đa chiều

Mơ hình chức năng của Ruesch và Bateson, 1951

Mơ hình chức năng được ra đời năm 1951 bởi Ruesch và Bateson với mục tiêu lý giải hoạt động truyền thông ở bốn cấp độ phân tích. Ở cấp độ 1 là q trình tự truyền thơng cơ bản. Cấp độ 2 là q trình truyền thơng giữa các cá nhân đồng thời tập trung vào khía cạnh trải nghiệm của những người tham gia tương tác. Ở cấp độ 3, mơ hình truyền thơng phân tích q trình tương tác của nhiều nhóm người. Và cuối cùng, cấp độ 4, là cấp độ kết nối văn hóa của các cộng đồng người. Mỗi cấp độ lại bao gồm 4 chức năng giao tiếp: Đánh giá, gửi thông điệp, nhận thơng điệp và truyền thơng điệp.

Mơ hình của Barnlund, năm 1970

Năm 1970, Dean Barnlund đã đề xuất một mơ hình truyền thơng được gọi là “Mơ hình truyền thơng giao dịch”, nhấn mạnh vào q trình giao tiếp cơ bản giữa cá nhân với cá nhân. Theo đó, Barnlund cho rằng truyền thơng là q trình gửi và nhận thơng điệp diễn ra liên tục giữa người với người.

Các thành phần trong mơ hình Barnlund gồm 3 loại tín hiệu: Tín hiệu cơng khai (Public Cues – Cpu) và tín hiệu cá nhân (Private Cues – Cpr), trong đó bao gồm cả giác quan của người đó, và tín hiệu hành vi (Behavioral Cues – Cbehnv). Cũng theo Barnlund, q trình truyền tải thơng điệp có thể bị “nhiễu” (thể hiện bằng ký hiệu “^^^^”) do nhiều yếu tố như kênh liên lạc, quá trình tiếp nhận và giải mã bị lỗi dẫn đến không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bắt đầu từ thập niên 1970, một số nhà nghiên cứu về truyền thông đã cố gắng phát triển một mơ hình truyền thơng mới dựa trên một trong sáu trường phái lý thuyết xã hội học: Thuyết hệ thống (General Systems Theory – GST). Dựa trên tư tưởng của thuyết hệ thống, các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thông không chỉ đơn thuần là một hoạt động hành vi mang tính cá nhân, mà là sự tương tác qua lại giữa người với người.

Mơ hình giao thoa của Brown, 1987

Năm 1987, nhà lý luận hùng biện William Brown đã đề xuất một mơ hình truyền thơng mới mang tên “Mơ hình giao thoa”. Theo Brown, các cuộc tranh luận nói riêng và q trình truyền thơng nói chung là một bức ảnh ba chiều, trong đó thơng điệp truyền tải khơng đến từ việc phân tích từng phần trong tồn bộ q trình truyền thơng, mà đến từ việc xem xét tổng thể tồn bộ q trình truyền trong từng phần.

Mơ hình truyền thơng áp dụng lý thuyết hỗn độn của Benoit Mandelbrot

Trong thập niên 1960 và 1970, nhà toán học Benoit Mandelbrot trong quá trình khám phá khả năng phát sinh hình dạng bất thường của các vật thể đã cho ra đời một cơng thức tốn học mang tên Fractal (Phân mảnh).

Trên cơ sở lý thuyết này, một số nhà nghiên cứu truyền thông đưa ra định nghĩa

“truyền thơng cũng mang hình dáng của một fractal, trong đó bao gồm mật độ gần như vô hạn của các sự kiện truyền thông”. Cũng như mọi mơ hình khác trong tự nhiên, truyền

thơng, với con người là một thành phần trong đó, có hình thái vơ cùng phức tạp và khơng dễ để tái hiện nó thơng qua bất kỳ cơng thức nào. Một mơ hình truyền thơng dựa trên lý thuyết hỗn độn và phân mảnh bắt buộc phải thể hiện được sự phức tạp này, đồng thời phải đủ linh hoạt để thích ứng với sự biến đổi của các điều kiện ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)