Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu này, học viên đã sử dụng 2 phương pháp: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp xây dựng mơ hình.

2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp Ankét) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ơ tương ứng theo một quy ước nào đó.

Phương pháp thu thập sự kiện trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của người được nghiên cứu theo một chương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt. Nói khác: Ankét là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy. Việc xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ ràng các câu hỏi có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng ankét.

Phương pháp Ankét được phân là hai loại: Đóng và Mở

+ Ankét mở: Người đọc phải tự mình biểu đạt câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Loại này giúp thu được tài liệu đầy đủ, phong phú hơn về đối tượng, nhưng rất khó xử lý kết quả thu được vì các câu trả lời rất đa dạng.

+ Ankét Đóng: Chọn một trong các câu trả lời cho sẵn loại này dễ xử lý, nhưng tài liệu thu được chỉ đóng khung trong giới hạn của các câu trả lời đã cho trước.

Trong phạm vi nghiên cứu này, học viên quyết định chọn phương pháp Ankét Đóng do hai nguyên nhân: (1) Phù hợp với trình độ nhận thức hạn chế của đối tượng điều tra; (2) Việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu với Ankét đóng dễ dàng và chính xác hơn.

2.3.2. Phương pháp xây dựng mơ hình

Trong phạm vi nghiên cứu này, học viên quyết định xây dựng mô hình truyền thơng BĐKH dựa trên 2 mơ hình: (1) Mơ hình xốy ốc của Frank Dance (1967) và (2) Mơ hình chức năng của Ruesch và Bateson (1951).

Theo lý thuyết của Dance, truyền thơng là một q trình diễn ra thường xuyên liên tục và ngày càng lớn hơn, mạnh hơn theo thời gian. Ông cho rằng khởi đầu của q trình truyền thơng cũng rất nhỏ. Đối với quan hệ xã hội, khi bắt đầu một mối quan hệ, các đối tượng truyền thông chỉ truyền đạt cho nhau một khối lượng thông tin nhỏ và hạn chế.

về BĐKH cho một nhóm tiên phong là các trưởng chi hội của Hội LHPN, và sử dụng chính nhóm tiên phong này để nâng cao nhận thức, khuyến khích thay đổi hành vi cho gần 800 hội viên của Hội thông qua các hoạt động Hội và mối quan hệ sẵn có giữa các hội viên. Nói cách khác, điểm mấu chốt khi lựa chọn phương pháp của Dance trong nghiên cứu này là tận dụng mối quan hệ xã hội trong Hội LHPN xã Tu Lý để nâng cao hiệu quả truyền thơng, bắt đầu từ một nhóm nhỏ - những người đã có khả năng truyền thơng và tiếng nói nhất định trong hoạt động của Hội LHPN.

Theo mơ hình chức năng của Ruesch và Bateson (1951), hoạt động truyền thông được chia ra làm 4 cấp độ: (1) quá trình tự truyền thơng cơ bản; (2) quá trình truyền thông giữa các cá nhân (tập trung vào khía cạnh trải nghiệm của những người tham gia tương tác); (3) q trình tương tác của nhiều nhóm người và (4) kết nối văn hóa của các cộng đồng người. Mỗi cấp độ đều bao gồm 4 chức năng giao tiếp: Đánh giá, gửi thông điệp, nhận thông điệp và truyền thông điệp. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện truyền thông BĐKH theo 4 cấp độ cho Hội LHPN xã Tu Lý. Cụ thể:

 Ở cấp độ 1: Ban đầu tác giả làm việc với một số cán bộ chủ chốt của Hội LHPN, lý giải về mục đích triển khai truyền thơng và trao đổi một số vấn đề về BĐKH tại địa phương. Đây là bước đầu tiên để khơi dậy quá trình tự truyền thơng trong mỗi cán bộ của Hội LHPN.

 Ở cấp độ hai, tác giả tập huấn cho nhóm tiên phong (gồm các chi hội trưởng), sử dụng phương pháp có sự tham gia để khuyến khích người nghe tự động não về biểu hiện và tác động của BĐKH tại chính địa phương họ đang sinh sống. Từ đó, đề xuất những giải pháp để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.

 Ở cấp độ 3, các thành viên của nhóm tiên phong truyền thông về BĐKH thông qua các buổi sinh hoạt chi hội và một số phong trào đang triển khai của Hội LHPN xã.

 Ở cấp độ 4, sự tương tác giữa nhiều người, nhiều nhóm người được thể hiện qua các phong trào mang tính chất cộng đồng mà Hội LHPN triển khai mà đã được lồng ghép các thông tin về truyền thông BĐKH khi thực hiện ở cộng đồng mà họ đang sống. Chính ở cấp độ này, sức ảnh hưởng của lồng ghép truyền thông BĐKH được lan ra khắp cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi người dân trong công cuộc ứng phó với BĐKH của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)