Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Cơ sở lý luận

2.4.1. Cơ sở pháp lý

Qua q trình nghiên cứu lịch sử các loại mơ hình truyền thơng cùng với bối cảnh thực tế trong nước và tại địa phương, mơ hình truyền thơng lồng ghép BĐKH vào hoạt động của hội LHPN Xã Tu Lý đã được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý dưới đây:

* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Giải pháp về tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nghị quyết đã chỉ rõ:

Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thơng, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu [24]

dụng thơng tin về biến đổi khí hậu cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm.

* Quyết định số 1183/ 2012/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 [25]

Nhiệm vụ thứ 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015 là: Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư;

Trong dự án 3 của Chương trình có mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu với nội dung: Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thơng, nâng cao nhận thức về BĐKH. Các giải pháp được đề xuất trong Chương trình để thực hiện mục tiêu này bao gồm: Truyền thông trực tiếp: Thơng qua các hình thức như hội thảo, hội nghị, tập huấn; các khóa tập huấn; các cuộc thi theo chủ đề; biểu diễn văn nghệ; các sự kiện Tuần lễ biến đổi khí hậu, Giờ Trái đất;…; Truyền thông gián tiếp: Thông qua các hình thức như truyền hình, phát thanh, báo, tạp chí, website, thơng điệp, panơ, áp phích, tờ rơi…

* Kế hoạch ứng phó BĐKH của tỉnh Hịa Bình, tháng 12 năm 2011 [27]

Trong kế hoạch ứng phó với BĐKH, tỉnh Hịa Bình xác định: Việc lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là khâu quan trọng đảm bảo sự ổn định, bền vững của nền kinh tế, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Chính vì vậy, lồng ghép các kế hoạch ứng phó BĐKH phù hợp sẽ giúp con người chủ động hơn với những thảm họa thiên tai gây ra. Đối với công tác truyền thông, tỉnh Hịa Bình xác định:

+ Đảm bảo 100% cán bộ của chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm cơng tác phịng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và hiểu biết về công tác phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH.

+ Đảm bảo trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng chống lụt bão, hạn hán, thích ứng với BĐKH.

+ Bảo đảm trên 80% cộng đồng dân cư và 100% cơng chức, viên chức nhà nước có hiểu biết căn bản về BĐKH và các tác động của nó.

Đối với việc xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH, phát triển nguồn nhân lực nâng cao cộng đồng, tỉnh Hịa Bình đặt ra mục tiêu đến năm 2015:

+ Hồn thành xây dựng thí điểm mơ hình cộng đồng với sinh kế theo hướng các- bon thấp; thay đổi hành vi, lối sống theo hướng thân thiện với khí hậu nhằm phát thải khí nhà kính.

+ Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH, đảm bảo quyền lợi các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: Phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực BĐKH có đủ năng lực trình độ đáp ứng được nhu cầu thực tế.

2.4.2. Cơ sở thực tiễn

2.4.2.1. Biểu hiện của BĐKH tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

Trong Báo cáo Tổng hợp, nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hịa Bình, tháng 12/2011 [27], BĐKH đã và đang diễn ra tại Hịa Bình nói chung và các khu vực địa phương nói riêng. Theo đó, biểu hiện của BĐKH được thể hiện ở sự thay đổi về Nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các đánh giá này được dựa trên việc phân tích chuỗi số liệu 38 năm (1973 – 2010) của 5 trạm Chi Nê, Hịa Bình, Kim Bơi, Lạc Sơn và Mai Châu.

+ Nhiệt độ: Trong 38 năm (1973 – 2010), nhiệt độ trung bình của Hịa Bình tăng

khoảng 1,1 oC. Nhiệt độ trung bình tháng 1 (tháng đặc trưng mùa Đơng) tăng 1,6oC, còn nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng đặc trưng mùa Hè) tăng dao động từ 0,5 - 2 oC.

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng diễn biến phức tạp hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn:

- Bão: Trong vịng 10 năm (2001-2010) đã có 19 cơn bão và 3 đợt áp thấp nhiệt

đới ảnh hưởng tới địa bàn tỉnh Hịa Bình, gây ra các đợt mưa to trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

- Lũ: Cũng trong giai đoạn này, các đợt lũ lụt cũng diễn ra thường xuyên hơn, gây

ra các đợt mưa to kéo dài, trong đó Đà Bắc (với tổng lượng mưa ngày có lúc lên tới 360mm) là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ quét và sạt lở đất. Theo nghiên cứu của Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) năm 2011, các tác động của BĐKH đến xã Tu Lý được ghi nhận bao gồm: lũ quét, sạt lở đất, thiếu hụt nguồn nước, bão, bệnh tật trên cây trồng và vật ni. Theo phỏng vấn người dân có sự tham gia, đa số người dân đồng ý rằng: Cường độ của bão tăng lên và tần xuất của xoáy thuận nhiệt đới dường như cũng có xu hướng tăng; các hiện tượng thời tiết bất thường và lũ quét xảy ra thường xuyên hơn và đột ngột hơn; Mùa mưa dường như đến muộn hơn trong khi mùa khơ có xu hướng kéo dài hơn; Thời tiết nhìn chung nóng hơn trước đây trong khi mùa đơng thì khơng q lạnh và ngắn hơn (ngoại trừ một vài đợt lạnh nghiêm trọng khiến nhiều gia súc lớn bị chết); Đặc biệt là hạn hán xảy ra thường xuyên hơn với nhiều đợt thiếu nước nghiêm trọng; Trượt lở đất cũng xảy ra thường xuyên hơn với mức độ lớn hơn.

2.4.2.2. Thực trạng truyền thơng biến đổi khí hậu tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

Như đã đề cập trong chương 1, cho đến nay, mới chỉ có duy nhất một chương trình truyền thơng về Biến đổi khí hậu được triển khai tại địa bàn xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình do tổ chức ActionAid triển khai. Mặc dù là dự án tuyên truyền và phổ biến kiến thức về BĐKH cho người dân, nhưng trên thực tế chỉ có các cán bộ trong xã cùng một vài thành viên cốt cán của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tu Lý được tham gia. Bên cạnh đó, dự án chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và khơng có các hoạt động thúc đẩy

tuyên truyền sau dự án. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả ban đầu của dự án và làm mai một nhận thức và kiến thức của phụ nữ và người dân xã Tu Lý về BĐKH.

Trong giai đoạn 2006-2009, trên địa bàn xã cịn có một nghiên cứu tương đối chi tiết về tác động của BĐKH tới ba xã nghèo nhất của huyện Đà Bắc (Vầy Nưa, Tu Lý và Cao Sơn). Tuy nhiên hoạt động này chỉ mang tính nghiên cứu đánh giá thuần túy, hồn tồn khơng đưa ra phương án nào nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là phụ nữ về BĐKH.

2.4.2.3. Các phong trào và hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý

Cho đến nay, hội LHPN xã Tu Lý đã triển khai nhiều phong trào thi đua cho các hội viên, trong đó có những phong trào nổi bật mang lại nhiều hiệu quả như “Phụ nữ tích cực học tập sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Xây dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch”, phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng Nông thôn mới”, phong trào “Ngày thứ 7 xanh”, phong trào “Hũ gạo tình thương”....

Với mỗi phong trào, Hội LHPN xã Tu Lý đều tổ chức làm điểm, sơ kết để đánh giá, rút kinh nghiệm và kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể điển hình; đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế để thực hiện thắng lợi công tác thi đua trong từng năm [12].

- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Trong năm 2009, Hội phụ nữ huyện Đà Bắc đã chỉ đạo hội phụ nữ cơ sở, trong đó có xã Tu Lý, tiếp tục triển khai biên soạn tài liệu về học tập theo gương Bác Hồ và phát đến 22 cơ sở, 197 chi, tổ hội với chủ đề “Thực hành tiết kiệm” dưới dạng câu hỏi, đọc, thảo luận bài viết “Trở lại hũ gạo và ống tiền tiết kiệm”, có sự tham gia, đăng ký thực hiện của 4.698 chị em [62].

- Phong trào xây dựng Nông thôn mới: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới là một chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an

“Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới” thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch 5 năm (2011 - 2015); triển khai thực hiện Phong trào “Nhà sạch - Vườn đẹp - Mơi trường trong lành - Ngõ xóm văn minh” đến tồn thể nhân dân nông thôn trên địa bàn, đồng thời phát huy và nhân rộng Phong trào “Ngày thứ 7 xanh” về vệ sinh môi trường nông thôn tại các xã trong huyện.

- Cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”: Thực hiện cuộc vận động 5 không 3 sạch, các cấp Hội phụ nữ thành phố Hịa Bình đã triển khai nội dung, tiêu chí đến tồn thể cán bộ hội viên và nhân dân. 5 KHƠNG bao gồm: Khơng đói nghèo, gia đình khơng có vi phạm pháp luật và TNXH, gia đình khơng có bạo lực, gia đình khơng có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học và gia đình khơng sinh con thứ 3. 3 SẠCH bao gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ [63].

- Phong trào “Ngày thứ 7 Xanh”: Hội LHPN huyện Đà Bắc phối hợp với Phịng

Tài ngun Mơi trường tổ chức phát động Phong trào thi đua ngày thứ 7 xanh, sạch, đẹp. Các hoạt động chính của phong trào bao gồm tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của chị em hội viên phụ nữ, rèn thói quen, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó, các chi hội cịn tổ chức các buổi qt dọn, phát quang hàng rào, bụi rậm vào ngày thứ 7 hàng tuần.

- Các phong trào thực hành tiết kiệm: Bên cạnh các phong trào nói trên, Hội LHPN xã Tu Lý còn tổ chức nhiều phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Nhiều mơ hình thực hành tiết kiệm phổ biến đã được triển khai, nhân rộng như: “Ống tiết kiệm”, “ni lợn nhựa”, “ hũ gạo tình thương”, “vườn rau sạch tiết kiệm”, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm thời gian, chi tiêu hàng ngày trong gia đình, cải tạo vườn tạp...

- Các phong trào từ thiện, hỗ trợ người nghèo: Để góp phần giúp đỡ các gia đình hội viên phụ nữ nghèo, Hội LHPN xã Tu Lý chủ động phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến Lâm huyện Đà Bắc mở một số lớp tập huấn về kỹ thuật trồng ngô lai, lúa lai nhằm hỗ trợ kiến thức phát triển kinh tế cho phụ nữ cơ sở.

Như vậy, có thể thấy các phong trào và hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý rất đa dạng và về số lượng và hình thức. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phong trào nào gắn liền hoặc bao gồm các nội dung liên quan đến BĐKH.

- Thuận lợi: Điểm thuận lợi nhất đó chính là các phong trào của Hội LHPN xã Tu

Lý thường có số lượng hội viên tham gia vơ cùng đơng đảo. Do đó, nếu lồng ghép thành cơng mơ hình truyền thơng BĐKH vào một trong số những phong trào hoặc hoạt động sẽ mang lại hiệu quả truyền thông rất cao và tạo được hiệu ứng nhân rộng rất tốt trong quần chúng. Bên cạnh đó, các phong trào của Hội LHPN xã Tu Lý đa phần là các phong trào thường xuyên liên tục, diễn ra trong thời gian dài. Thậm chí, có những phong trào đã trở thành hoạt động cộng đồng như “Ngày thứ 7 Xanh” hay các phong trào tiết kiệm. Việc lồng ghép mơ hình truyền thơng BĐKH vào các phong trào, hoạt động như vậy sẽ giải quyết được khuyết điểm cố hữu của các dự án truyền thơng BĐKH nói chung, và dự án tại xã Tu Lý do tổ chức ActionAid thực hiện nói riêng, đó là khả năng duy trì và nhân rộng mơ hình truyền thơng sau nghiên cứu.

- Khó khăn: Thách thức lớn nhất của việc lồng ghép mơ hình truyền thơng BĐKH

vào hoạt động của hội LHPN xã Tu Lý là phải tìm được hình thức lồng ghép phù hợp với thói quen sinh hoạt, sản xuất, cũng như phong tục, tập quán, thời gian của các hội viên. Do đó, việc lựa chọn được hoạt động nào để lồng ghép sao cho hiệu quả là rất khó khăn.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHIỆM MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỒNG GHÉP VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP

PHỤ NỮ XÃ TU LÝ, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH 3.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về BĐKH của phụ nữ xã Tu Lý

Để có cơ sở thiết kế nội dung và hoạt động cho mơ hình truyền thơng phù hợp với Hội LHPN xã Tu Lý – huyện Đà Bắc – tỉnh Hịa Bình, tác giả đã tiến hành khảo sát đối tượng là hội viên Hội LHPN xã Tu Lý và cán bộ của các ban ngành đoàn thể của xã. Nội dung khảo sát tập trung vào ba phần chính: (1) Nhận thức chung về BĐKH; (2) Nhận thức

về BĐKH tại địa phương; và (3) Các hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý. Tổng số phiếu

điều tra được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là 300 phiếu, được phát ra tại 13 xóm của xã Tu Lý. Tổng số phiếu thu về là 278, với 257 phiếu hợp lệ và 21 phiếu không hợp lệ. Trong 278 phiếu, số phiếu dành cho hội viên Hội LHPN xã là 243 và số phiếu dành cho cán bộ trong xã Tu Lý là 14. (Mẫu phiếu điều tra tại phụ lục I)

Do tính chất đặc thù một xã miền núi với dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, để có thể xây dựng được mơ hình truyền thông BĐKH và lồng ghép một cách hiệu quả, phù hợp vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý, việc phân tích cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)