Kiểm nghiệm mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kiểm nghiệm mơ hình

3.3.1. Mục đích kiểm nghiệm

- Khẳng định tính hiệu quả, khả thi của mơ hình

- Sử dụng kết quả kiểm nghiệm làm cơ sở cải tiến mơ hình

3.3.2. Nội dung kiểm nghiệm

Qua q trình triển khai mơ hình đề xuất với 8 bước được chia thành 2 giai đoạn, tác giả đã xây dựng được nội dung truyền thơng BĐKH tích hợp vào các hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, xây dựng nhóm Tiên phong truyền thơng BĐKH với 15 thành viên (trong đó 13 người là chi hội trưởng Hội LHPN 13 xóm thuộc xã Tu Lý), tổ chức tập huấn cho nhóm các kiến thức cơ bản về BĐKH, cùng nhóm xây dựng phương pháp truyền thông dành cho các hội viên Hội LHPN, triển khai thử nghiệm mơ hình trên phạm vi 1 chi hội thuộc xóm Tày Măng với 15 thành viên trong nhóm Tiên phong đóng vai trị là các truyền thơng viên, tổ chức thu thập phản hồi và ý kiến đóng góp lần một, chỉnh sửa nội dung truyền thơng BĐKH cũng như phương pháp truyền thơng theo ý kiến phản hồi và đóng góp từ các hội viên.

Điểm đáng chú ý là sau khi đã thực hiện áp dụng mơ hình trên quy mơ nhỏ, trong bước “Lấy ý kiến phản hồi sau thử nghiệm”, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi có giá trị để có thể chỉnh sửa, cải thiện nội dung và phương pháp truyền thông. Một số phản hồi từ phía hội viên tham gia tập huấn trong nhóm thử nghiệm và những điều chỉnh tương ứng trong nội dung và phương thức truyền thông cho đối tượng hội viên Hội LHPN xã Tu Lý là:

 Khi các thành viên chủ chốt tập huấn cho các hội viên bằng tiếng Kinh, một số hội viên tỏ ra không mấy tập trung và khơng thực sự hiểu vấn đề. Sau đó, ngơn ngữ sử dụng cho tập huấn ở các chi hội đã được chuyển sang tiếng Mường. Lý do là mặc dù tiếng Mường khơng có chữ viết và hội viên có thể phần nào đọc tiếng Kinh, nhưng trong đời sống hàng ngày, tiếng Mường vẫn được sử dụng phổ biến tại địa phương, kể cả đối với một số hội viên dân tộc Thái, Tày.

 Một số thuật ngữ như Nhiên liệu hóa thạch trong nội dung thảo luận về các biện pháp ứng phó với BĐKH gây ra sự khó hiểu, băn khoăn cho người nghe. Sau khi được giải

thích và lấy ví dụ rõ hơn về cụm từ “nhiên nhiệu hóa thạch”, hội viên đã thảo luận và cho ý kiến dễ dàng hơn. Cụm từ này được thay thế bằng cách giải thích: Sử dụng nhiên liệu, chất đốt như xăng, than đá, dầu mỏ.

Sau khi được chỉnh sửa, mơ hình đã được triển khai trên diện rộng tại 12 chi hội cịn lại thơng qua các cuộc họp chi hội, thực hiện lồng ghép các nội dung BĐKH vào các phong trào “tiết kiệm điện”; “tiết kiệm nước”; “Phụ nữ học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Gia đình 5 KHƠNG, 3 SẠCH”, “Phụ nữ chung tay xây dựng Nông thôn mới” và “Ngày thứ 7 Xanh”. Các hoạt động sau khi được triển khai, tác giả tiến hành điều tra đánh giá nhận thức của các hội viên sau truyền thông, đồng thời tổng kết, đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi triển khai mơ hình trên diện rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (thí điểm) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)