CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Kết quả kiểm nghiệm mơ hình
3.4.2. Đánh giá nhận thức của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi triển
khai mơ hình truyền thơng BĐKH
Ngay sau giai đoạn triển khai thực nghiệm mơ hình, tác giả đã tiến hành đánh giá nhận thức về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý để đo lường mức độ hiệu quả của mơ hình. Hình thức đánh giá vẫn là sử dụng phiếu điều tra với các bảng hỏi với các câu trả lời cho sẵn. Các kết quả sẽ được tập hợp lại và phân tích so sánh với kết quả trước khi triển khai mơ hình để thấy được sự thay đổi trong nhận thức về BĐKH của hội viên Hội LPHPN. Chi tiết kết quả đánh giá sau truyền thông được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Đánh giá nhận thức về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau truyền thơng
Nhóm
Đánh giá nhận thức về BĐKH trước và sau truyền thông BĐKH
Tỷ lệ trả lời Trước Sau Số lượng % Số lượng % Hiểu biết chung về BĐKH Dưới 25% 157 61.1 31 12.1 25 - 50% 59 23.0 71 27.6 50 - 75% 26 10.1 122 47.5 Trên 75% 15 5.8 33 12.8 Nhận thức về hậu quả của BĐKH Dưới 25% 144 56.0 61 23.7 25 - 50% 71 27.6 62 24.1 50 - 75% 35 13.6 106 41.2 Trên 75% 7 2.7 28 10.9 Nhận thức về tác động của
Số người cho rằng địa phương
có chịu tác động bởi BĐKH 208 80.9 257 100.0
BĐKH tại địa phương
sâu bệnh, thiệt hại mùa màng
Gây khô hạn, thiếu nước 170 81.7 237 92.2
Làm tăng khả năng sinh bệnh và truyền bệnh của gia súc, gia cầm
44 21.2 66 25.7
Làm tăng nguy cơ phát sinh và lan truyền bệnh tât nguy hiểm cho con người
56 26.9 79 30.7
Làm gia tăng thiên tai 135 64.9 210 81.7
Làm thay đổi mùa vụ và cơ cấu
cây trồng 48 23.1 49 19.1
Số người không cho rằng địa phương chịu tác động bởi BĐKH 49 19.1 0 0.0 Tác động của BĐKH đến thói quen sinh hoạt và sản xuất Số người cho rằng BĐKH có ảnh hưởng tới thói quen SH/ SX
198 77.0 209 81.3
Làm thay đổi thời gian trồng
cấy, chăn nuôi 63 31.8 72 28.0
Làm chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi 28 14.1 40 15.6
Gây khó khăn hơn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt và sản xuất
151 76.3 228 88.7
trong mùa hè
Phải tiêu thụ nước nhiều hơn 117 59.1 197 76.7
Làm người dân phải chuyển
đổi sang nghề nghiệp khác 18 9.1 16 6.2
Số người cho rằng BĐKH khơng ảnh hưởng tới thói quen SH/ SX
59 23.0 48 18.7
Hình 3.8. Hiểu biết chung về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi triển khai mơ hình truyền thơng
Biểu đồ 3.8 cho thấy sự thay đổi trong hiểu biết chung về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi triển khai mơ hình truyền thông. Trước truyền thông, tỷ lệ hội viên trả lời đúng các câu trắc nghiệm kiến thức cơ bản về BĐKH dưới 25% số câu
hỏi và trả lời đúng từ 25-50% số câu hỏi khá cao (lần lượt là 61,1% và 23%), trong khi số lượng hội viên trả lời đúng từ 50-75% số câu hỏi và trên 75% số câu hỏi tương đối thấp (lần lượt là 10,1 và 5,8%). Tuy nhiên, sau khi kết thúc truyền thông, tỷ lệ hội viên trả lời đúng từ 50% trở lên số câu hỏi trắc nghiệm đã tăng mạnh, với 47,5% trả lời đúng từ 50- 75% số câu hỏi và 12,8% trả lời đúng trên 75% số câu hỏi. Như vậy, hiểu biết chung về BĐKH của các hội viên đã chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Điều này là cơ sở để khẳng định các kiến thức về BĐKH trong nội dung truyền thông thực sự phù hợp và phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý.
Hình 3.9. Nhận thức hậu quả của BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi triển khai mơ hình truyền thơng
Nhận thức về hậu quả của BĐKH cũng là một hợp phần quan trọng cho thấy mức độ hiệu quả của mơ hình truyền thơng. Trước truyền thơng, chỉ có rất ít hội viên trả lời đúng từ 50% số câu trắc nghiệm về hậu quả của BĐKH (chỉ 13,6% trả lời đúng từ 50- 70% số câu hỏi và 2,7% trả lời đúng trên 75% câu hỏi). Sau truyền thông, nhận thức về
25% số câu hỏi giảm xuống cịn 23,7% (so với 56% trước truyền thơng), trong khi số hội viên trả lời đúng trên 75% số câu hỏi tăng lên 10,9% (so với 2,7% trước truyền thông). Đáng kể nhất là số lượng hội viên trả lời đúng từ 50-75% số câu hỏi tăng rất mạnh (từ 13,6% lên 41,2%). Kết quả này cũng là cơ sở để khẳng định các kiến thức về BĐKH được tác giả đưa vào nội dung truyền thông thực sự đã phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức nói chung của hội viện Hội LHPN xã Tu Lý về BĐKH.
Hình 3.10. Nhận thức về tác động của BĐKH tại địa phương của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước & sau triển khai mơ hình truyền thơng
Sau khi tham gia các buổi truyền thơng, các hội viên đã có nhận thức rõ ràng hơn về các tác động đang diễn ra ở địa phương. Đáng chú ý nhất là việc trước truyền thơng, có 19,1% số hội viên cho rằng xã Tu Lý không chịu tác động của BĐKH. Tuy nhiên, sau truyền thơng, có tới 100% số hội viên nhận thức được BĐKH đang thực sự diễn ra tại địa phương. Các hội viên cũng nhận thức rõ hơn những tác động của BĐKH tại địa phương. Điển hình là việc, số người lựa chọn “Làm gia tăng thiên tai”, “Gây khô hạn thiếu nước”
đã tăng lên sau truyền thông (lần lượt 81,7% và 92,2%). Đây cũng là những tác động chủ yếu của BĐKH tại xã Tu Lý. Như vậy, trước và sau truyền thơng, mơ hình truyền thơng đã thành công trong việc giúp các hội viên Hội LHPN nhận thức rõ ràng hơn về các tác động chủ yếu của BĐKH, đồng thời nắm được các tác động chính của BĐKH đã diễn ra sau địa phương.
Về nhận thức tác động của BĐKH đến thói quen sinh hoạt và sản xuất của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý, Trước truyền thơng, có 23% số hội viên cho rằng thói quen sinh hoạt và sản xuất của họ không chịu ảnh hưởng của các tác động của BĐKH. Tuy nhiên, sau truyền thơng, cịn số này giảm xuống còn 18,7%, trong khi số người nhận định BĐKH có tác động đến thói quen sinh hoạt và sản xuất tăng lên 81,3%. Như vậy, các nội dung truyền thông BĐKH đã giúp các hội viên Hội LHPN xã Tu Lý có nhận định rõ ràng hơn về tác động của BĐKH trong lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, họ cũng biết được BĐKH đang khiến tình trạng sử dụng điện và nước trong sinh hoạt lẫn sản xuất tăng mạnh hơn so với quá khứ. Điều này thể hiện qua việc các lựa chọn “Phải tiêu thụ nước nhiều hơn”, “Phải tiêu thụ nhiều điện hơn trong mùa hè”, “Gây khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt” có tỷ lệ người lựa chọn tăng lên sau khi truyền thông kết thúc. Các kết quả so sánh trên đây cho thấy sau khi được triển khai, mơ hình truyền thơng BĐKH lồng ghép vào các hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của phụ nữ xã Tu Lý. Điều này thể hiện rõ qua việc tỷ lệ hội viên trả lời đúng các câu hỏi trong phiếu điều tra sau truyền thông và tỷ lệ hội viên nhận thức đúng các tác động của BĐKH đang diễn ra tại địa phương đã tăng lên. Đây là cơ sở để tác giả khẳng định các nội dung truyền thông BĐKH và các hoạt động được lồng ghép nội dung BĐKH đã thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, phụ nữ, cùng với người cao tuổi và trẻ em, chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH. Do đó, việc nâng cao nhận thức của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu vùng xa và khu vực nông thôn là việc làm hết sức quan trọng. Hội LHPN chính là tổ chức dân sự của riêng phụ nữ, đại diện cho tiếng nói của phụ nữ. Lồng ghép mơ hình truyền thơng BĐKH vào hoạt động của Hội LHPN chính là con đường ngắn nhất để phổ biến kiến thức cho phụ nữ, đồng thời lan tỏa ra khắp cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội mà hội thực hiện.
Điều tra, khảo sát về nhận thức và mối quan tâm của hội viên HLHPN xã Tu Lý cho thấy: (1) Hầu hết hội viên Hội LHPN xã Tu Lý đã từng nghe tới BĐKH, song lại khơng hiểu đúng hoặc khơng có kiến thức căn bản về BĐKH. Do đó các hội viên cũng khơng có nhiều hiểu biết về các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; (2) Hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý rất đa dạng, thu hút được sự tham gia của đông đảo chị em phụ nữ, nhưng lại chưa có hoạt động nào về BĐKH hoặc được lồng ghép nội dung BĐKH; (3) Mặc dù xã Tu Lý đã có 1 chương trình truyền thơng về BĐKH dành cho người dân do tổ chức NGO ActionAid triển khai thực hiện năm 2009 nhưng chỉ dành riêng cho các cán bộ xã, nên nhận thức về BĐKH của người dân xã Tu Lý vẫn vô cùng hạn chế.
Sau khi nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý luận trên thực tiễn ở Việt Nam và thế giới, cũng như nghiên cứu sâu về các loại mơ hình, các hình thức lồng ghép BĐKH và bối cảnh thực tế của địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, tác giả đề xuất mơ hình lồng ghép truyền thơng BĐKH cho hội liên hiệp phụ nữ xã Tu Lý gồm 8 bước: Bước 1: Điều tra thực trạng nhận thức; Bước 2: Thiết kế nội dung truyền thông BĐKH cho Hội LHPN xã Tu Lý; Bước 3: Thành lập nhóm tiên phong truyền thơng BĐKH và xây dựng phương pháp truyền thông; Bước 4: Lựa chọn, xác định nội dung và phương thức lồng ghép BĐKH vào các hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý; Bước 5: Tổ chức tập huấn cho nhóm tiên phong về BĐKH và phương thức lồng ghép truyền thông BĐKH vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý; Bước 6: Kiểm nghiệm và chỉnh sửa nội dung và
phương pháp truyền thông trong phạm vi 1 đến 2 chi hội; Bước 7: Triển khai mơ hình truyền thơng BĐKH và lồng ghép vào các hoạt động của toàn bộ chi hội Hội LHPN xã Tu Lý; Bước 8: Kiểm nghiệm, đánh giá kết quả và hồn thiện mơ hình.
Sau khi triển khai mơ hình, kết quả kiểm nghiệm mơ hình cho thấy nhận thức của các hội viên Hội LHPN đã tăng lên đáng kể. Các hoạt động của Hội LHPN được lồng ghép nội dung BĐKH cũng phát huy tốt hiệu quả trong việc làm thay đổi hành vi của các hội viên, thể hiện qua các hành động thực tiễn như phát động các phong trào thi đua mà HLHPN đã triển khai.
Truyền thông BĐKH cho phụ nữ xã Tu Lý thông qua các hoạt động của Hội LHPN xã là một hướng đi đúng và hiệu quả, không chỉ nâng cao nhận thức mà cịn góp phần đáng kể trong việc thay đổi hành vi. Đồng thời, các hội viên sau khi được truyền thông sẽ trở thành những truyền thông viên về BĐKH cho người dân xã Tu Lý. Đây cũng chính là cở sở để đảm bảo tính bền vững cho mơ hình.
KIẾN NGHỊ
Do giới hạn về thời gian, kinh phí và quy mơ thực hiện, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện làm mơ hình mang tính thử nghiệm ở một xã miền núi, cho đối tượng là Hội LHPN với đa số hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Để mơ hình được hồn thiện và có khả năng nhân rộng, cần có những nghiên cứu sâu hơn, áp dụng trên quy mô lớn hơn và có sự so sánh với các địa bàn lân cận để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Mơ hình khi áp dụng cho các địa bàn khác cần có những điều chỉnh phù hợp về nội dung và phương pháp lồng ghép truyền thông, căn cứ trên tác động của BĐKH đến mỗi địa phương, mỗi đối tượng và khả năng ứng phó BĐKH của cộng đồng.
Đối với địa phương, việc triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương cần có sự nâng cao vai trị và chú trọng tới các đồn thể, tổ chức có sự tham gia của phụ nữ. Việc thực hiện các kế hoạch hành động của địa phương cần dựa trên cơ sở tham khảo các điển hình đã triển khai thành cơng trên thực tế, trong đó mơ hình lồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1 BBC Media Action (2013), Báo cáo: Người dân Việt Nam đang thích ứng với BĐKH thế nào và truyền thơng có thể làm gì hỗ trợ họ.
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó Biến đổi khí hậu.
3 Bộ Tài Nguyên và Mơi trường (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản tài nguyên - môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Live and learn và Plan tại Việt Nam (2012), Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu.
5 Bộ Giáo dục và đào tạo và Live and learn (2012), Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
6 Đảng ủy và UBND xã Tu Lý (2000), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Tu Lý (1945-2000), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
7 Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (bổ sung, sửa đổi) (2012).
8 Trương Quang Học, Per Bertilsson, Jonas Noven và Lê Nguyệt Ánh (2009), Lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 3-2009.
9 Trương Quang Học (chủ biên) (2011), Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu, trong khn khổ Quỹ Hợp tác địa phương, dự án Nâng cao năng lực về Biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự (2009-2011) hướng đến Nhóm làm việc về biến đổi khí hậu (CCWG) và Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu (VNGO&CC).
10 Trương Quang Học, Trần Phong, Vũ Thế Thường (2011), Hướng dẫn tập huấn về BĐKH tài liệu dành cho cán bộ làm công tác phát triển,
11 Trương Quang Học (2011), Bài viết "Lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào q trình lập quy hoạch, thuộc tài liệu Cơ Sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
12 Hội LHPN Xã Tu Lý (2014), Báo cáo kết quả hoạt động công tác hội và phong trào phụ nữ 2014, phương hướng hoạt động năm 2015.
13 Hội LHPN xã Tu Lý, (2016), Tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác Hội Phụ nữ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
14 Miguel, C., Lan, W. và Pernille, G. (2012), Hãy ghi nhận sức mạnh của phụ nữ và trẻ em gái trong giảm nhẹ rủi ro, câu chuyện từ Việt Nam, Dự án “Sáng kiến Mạng lưới Vận động Chính sách chung” (JANI) tại Việt Nam và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em.
15 Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên) (2008), Biến đổi khí hậu - Dự án nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Cơng ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
16 Nguyễn Đức Ngữ (2011), Biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Trung bộ, Báo cáo Tổng hợp nhóm các chun đề khí hậu thuộc Dự án Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ở Trung Trung bộ, Việt Nam.
17 Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội.
18 Nguyễn Đức Ngữ, Trương Quang Học (2009), Một số điều cần biết về Biến đổi