Cơ chế thực hiện Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 33 - 35)

2.2 Thông tin chung về Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

2.2.2 Cơ chế thực hiện Chương trình

Để xây dựng và thực hiện các hành động chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu cấp quốc gia, Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu đã thiết lập ra các mục tiêu tổng thể. Trong đó, nội dung của các mục tiêu tổng thể sẽ phản ánh các mục tiêu được đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn 2009-2012, Chương trình đã thiết lập lên 14 mục tiêu chính sách mang tính tổng thể tạo thành một Khung chính sách, các mục tiêu bao gồm:

- Quản lý tài nguyên nước: được các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Quản lý tổng hợp ven biển: được các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học: được các Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Nông nghiệp: được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

- Bảo vệ và phát triển rừng bền vững: được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

- Hiệu quả năng lượng: được các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải thực hiện.

- Năng lượng tái tạo: được các Bộ Công Thương thực hiện.

- Quản lý chất thải: được các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Giao thông và xây dựng: Các Bộ: Giao thông và Xây dựng - Nhà tài trợ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.

- Sức khỏe: được Bộ Y tế tham gia thực hiện.

- Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng: được các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo tham gia thực hiện.

Với từng mục tiêu sẽ có sự tham gia, hỗ trợ chính từ các nhà tài trợ như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Ngạo giao và Thương mại Úc (DFAT), Cơ quan Phát triển quốc tế Ca-na-da (CIDA) và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc (K-Eximbank). Để thực hiện được các mục tiêu trên, “Nội dung của hành động chính sách” ln được gắn liền với “Chỉ số hồnh thành” theo từng năm nhằm thể hiện mức độ mong muốn cũng như khả năng hoàn thành các hành động chính sách của các đơn vị thực hiện cũng như của các đối tác phát triển. “Nội dung của các hành động chính sách” là tên các chính sách, luật, thể chế với nội dung có lồng ghép các yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong một số trường hợp, mục tiêu của các hành động chính sách không nhất thiết phải hướng đến việc tạo ra các văn bản pháp luật, mà nó có thể là các hoạt động kỹ thuật như thiết lập một cơ sở dữ liệu kỹ thuật hoặc xây dựng các phương pháp luận. Trong trường hợp này, nội dung các hành động chính sách chủ yếu tập trung vào thực hiện nghiên cứu hoặc cung cấp các kết quả nghiên cứu. Cả “Nội dung của hành động chính sách” và “Chỉ số hồnh thành” sẽ được đại diện phía Chính phủ (các Bộ ngành) cùng các nhà tài trợ thảo luận, đề xuất và thống nhất trong các phiên họp đối thoại chính sách (xem phần sau).

Bảng 2.1 Khung chính sách mẫu của Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)