2.2 Thông tin chung về Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
2.2.6 Một số khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Chương trình
trình
Trong quá trình triển khai Chương trình, cơ quan chủ quản Chương trình là Bộ Tài ngun và Mơi trường gặp một số khó khăn, thách thức tiêu biểu như:
a) Tổ chức vận hành/Điều phối Chương trình:
Chương trình được thực hiện với sự tham gia của 10 Bộ của Chính phủ Việt Nam và 6 nhà tài trợ, trong quá trình vận hành Chương trình việc điều phối nhiều bên tham gia thảo luận gặp nhiều khó khăn. Việc tham gia Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH chỉ là một phần trong công việc hàng năm của các Bộ, nhưng trong quá trình vận hành Chương trình (để thảo luận, thống nhất các nội dung dự kiến thực hiện) cần trải qua nhiều phiên họp, đầu tư lượng thời gian lớn để vận hành Chương trình một cách có hiệu quả.
b) Cách thức tham gia của các Bộ và các nhà tài trợ
Q trình đối thoại chính sách hằng năm trong khn khổ Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH giữa các Bộ cùng các nhà tài trợ chủ yếu được thực hiện ở cấp Chuyên viên. Việc thảo luận chính sách được thực hiện cấp này đã thể hiện mặt chưa thực sự hiệu quả, do những chính sách được thảo luận mang tính quan trọng và chiến lược của từng ngành, từng Bộ cần có sự tham gia, quyết định của cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các Bộ và nhà tài trợ của Chương trình là chưa cao do sự khác nhau về địa lý. Hoạt động thảo luận chính sách chỉ thơng qua một vài cuộc họp trong năm thực sự không đem lại hiệu quả nếu các bên khơng tích cực hay khơng có đủ thời gian tham gia thảo luận thường xuyên, kịp thời.
c) Thiếu thông tin
Việc đưa những hoạt động ưu tiên của các nhà tài trợ thường khơng mang tính rõ ràng, cụ thể nên quá trình thảo luận thường đi vào “ngõ cụt” nếu vấn đề cần thảo luận, cần chính sách hóa cịn mới với các Bộ hoặc vấn đề cần thảo luận không được chia sẻ kịp thời trước các phiên họp để nghiên cứu, tìm hiểu trước khi tham gia thảo luận.
d) Thiếu nguồn lực tài chính
đề ra trong Luật ngân sách nhà nước (số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002). Do ngân sách hạn hẹp nên định mức chi tiêu này rất thấp để đảm bảo xây dựng một chính sách thực sự có chất lượng. Bên cạnh đó, khối lượng cơng việc cần thực hiện trong q trình xây dựng một chính sách (Thơng tư, Quyết định, Luật…) là lớn. Do đó, việc thiếu nguồn lực tài chính là một hạn chế thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các đơn vị thực hiện Chương trình.
2.3 Vai trị của Chương trong q trình hồn thiện thể chế, chính sách liên quan tới BĐKH của các ngành /lĩnh vực