Xuất minh bạch tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 70 - 86)

3.2 Đề xuất nhằm thúc đẩy vai trò huy động nguồn tài chính quốc tế thông qua

3.2.2 xuất minh bạch tài chính

Một trong những ưu việt của cơ chế tài chính hỗ trợ ngân sách là nó thể hiện tính chủ động của nước nhận được tài trợ. Tuy nhiên, cơ chế này thể hiện nhược điểm là khó theo dõi dịng chảy chi tiêu sau khi hòa chung ngân sách. Đây là một nhược điểm chính gây ra sự băn khoăn cho các nhà tài trợ khi luôn tồn tai câu hỏi “Các nguồn lực hỗ trợ tài chính thơng qua Chương trình được chi tiêu như thế nào?”.

Việc khơng đưa ra một câu trả lời chính xác dẫn đến sự nghi ngại trong quá trình tạo ra quyết định tiếp tục hỗ trợ Chương trình, ảnh hưởng đến mục tiêu huy động nguồn vốn nước ngồi trong q trình ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ. Để trả lời câu hỏi trên, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng khi phân bổ nguồn lực cho các hành động ưu tiên, cấp bách khác ngoài lĩnh vực biến đổi khí hậu.

KẾT LUẬN

Do vị trí địa lý và có bờ biển dài khoảng 3.200 km, Việt Nam được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là một trong những nước bị tác động nặng nề nhất từ nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các tác động như nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và sự gia tăng tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan… cũng tác động mãnh mẽ tới các hoạt động hàng ngày của người dân cũng như các hoạt động cơng nghiệp trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính phủ Việt Nam đứng trước thách thức được xem là lớn nhất trong thế kỷ 21 đã nhanh chóng triển khai các chương trình, dự án với mục đích cùng chung tay với cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Hoạt động hồn thiện thể chế được xác định là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình triển khai bước đầu, là kim chỉ nam cho các hoạt động ứng phó cụ thể sau này.

Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu được ra đời với sự chung tay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Phát triển quốc tế Pháp (AfD) và Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ các mục tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu và sau này là Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đây là một Chương trình vận hành theo phương thức đối thoại chính sách giữa 09 Bộ ngành của Chính phủ và các nhà tài trợ, trong giai đoạn 2009-2012 Chương trình đã có 166 hành động chính sách được sửa đổi, ban hành, xây dựng mới có tính đến việc lồng ghép các yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng tới 14 mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể:

- Quản lý tài nguyên nước: được các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Quản lý tổng hợp ven biển: được các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học: được các Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Nông nghiệp: được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

- Bảo vệ và phát triển rừng: được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

- Hiệu quả năng lượng: được các Bộ Công Thương, Giao thông vận tải thực hiện.

- Quản lý chất thải: được các Bộ Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

- Giao thông và xây dựng: được các Bộ Giao thông và Xây dựng tham gia thực hiện.

- Sức khỏe: được Bộ Y tế tham gia thực hiện.

- Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng: được các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo tham gia thực hiện.

Với số lượng lớn các hành động chính sách được xây dựng và việc đánh giá kết quả đầu ra của từng hành động chính sách được đánh giá thông qua chỉ số “đã được xây dựng” hoặc “chưa được xây dựng”. Vì vậy, tính lồng ghép các các yếu tố trong các văn bản này còn chưa cao.

Phương thức tài trợ và cung cấp tài chính của Chương trình là phương thức hòa chung vào nguồn ngân sách nhà nước, phương thức này thể hiện tính ưu việt là Chính phủ Việt Nam có thể chủ động trong việc phân bổ tài chính trong q trình thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, với việc xây dựng các hành động chính sách khó, mang tính dài hạn,… phương thức này thể hiện rõ những bất cập do định mức chi tiêu còn thấp theo Luật ngân sách. Điều này cũng dẫn đến chất lượng, kết quả đầu ra của các hành động chính sách cịn chưa đạt được như kỳ vọng của chính các đơn vị tham gia xây dựng cũng như của các nhà tài trợ.

Tuy còn những mặt hạn chế như trên, nhưng Chương trình vẫn được đánh giá là một Chương trình tiêu biểu trên thế giới, là Chương trình với sự tham gia của nhiều Bộ ngành, nhiều nhà tài trợ cùng chung tay giải quyết một thách thức của nhân loại, đó là biến đổi khí hậu.

Việc tổng kết quy trình hoạt động, phương thức hoạt động, vận hành để phân tích vai trị của Chương trình là một tài liệu cần thiết để các nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và để bản thân Chương trình có thể vận hành tốt hơn nữa trong giai đoạn sau./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Thông báo quốc gia lần thứ 2

(SNC) tới UNFCCC.

2. Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu và

nước biển dâng cho Việt Nam.

3. Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2008. Chương trình mục tiêu quốc

gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2012. Đề án Quản lý

phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường Thế giới.

5. Dự án tăng cường năng lực về biến đổi khí hậu, 2010. Chiến lược

truyền thơng về biến đổi khí hậu.

6. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), 2014 . Ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu

ở Việt Nam: Đầu tư thơng minh vì tương lai bền vững.

7. Nguyễn Đức Ngữ, 2008. Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2010. Quyết định số

4171/VPCP-QHQT ngày 17 tháng 6 năm 2010 phê duyệt Khung chính sách Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

9. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2010. Thơng báo số

8981/VPCP-QHQT về việc Cơ chế tài chính đối với các khoản vay, viện trợ nước ngồi cho Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ngày 10 tháng 12 năm 2010.

10. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số

1410/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2011 phê duyệt Khung chính sách chu kỳ 3 (năm 2011) thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

11. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2011. Thơng báo số

2033/VPCP-QHQT về việc phê duyệt Văn kiện khung Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ngày 04 tháng 4 năm 2011.

12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số

1092/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2012 phê duyệt Khung chính sách năm 2012 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.

14. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số

1628/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2013 phê duyệt Khung chính sách năm 2013 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2014. Báo cáo tình hình thực

hiện chính sách, pháp luật về phịng, chống biến đổi khí hậu Đồng bằng sơng Cửu long.

16. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số 44/QĐ-

TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 phê duyệt Khung chính sách năm 2014 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

17. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2014. Quyết định số

1277/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2014 phê duyệt Khung chính sách năm 2013 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.

18. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, 2010. Biến đổi

khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

19. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, 2011. Tài liệu

hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng.

THƠNG TIN TÁC GI

Họ và tên: Trần Tiến Dũng Điện thoại: 0985865775

Địa chỉ email: dungtranemail9@gmail.com Đơn vị công tác hiện tại (nếu đồng ý cung cấp): Từ khoá: SP-RCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam giai đoạn 2009 2012 (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)