Nhiệt độ trung bình (oC) tháng, năm của các trạm trong vùng nghiên cứu và phụ cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển hải phòng (Trang 27)

tháng 4 năm sau) lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình từ 17 - 18o

C, thường có gió mùa Đơng Bắc đi kèm với khơng khí lạnh, vào các tháng 1, 2 nhiệt độ hạ thấp nhất trong năm (15 oC). Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) nóng ấm, mưa nhiều. Khí hậu nóng nhất là từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ khơng khí trung bình 28 - 29oC. Trong các tháng 3 và 11 khí hậu của vùng có tính chuyển tiếp giữa mùa đơng và mùa hè. Đặc trưng nhiệt độ của các tháng được thể hiện trên bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng, năm của các trạm trong vùng nghiên cứu và phụ cận Tháng Tháng

/Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cô Tô 14,7 20,1 19,2 22,6 25,6 28,6 28,6 29 28,3 25,9 20,4 17,8 23,4

Hải Phòng 17,2 19,2 20,3 22,2 26,9 29,1 29,2 27 27,2 24,6 21,7 19 23,6

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và phụ thuộc vào các vùng khác nhau. Vào mùa mưa thường có mưa rất lớn do tác dụng chắn của địa hình, nhất là khi có dịng áp thấp hay bão. Lượng mưa trung bình năm 2010 đạt khoảng 1.566mm (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Lƣợng mƣa trung bình (mm) tháng và năm tại một số trạm trong vùng nghiên cứu Tháng

/Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Cô Tô 2,4 1,9 28,1 48,8 186,7 109,6 230,1 154,1 321,1 321,1 22,9 31 1.457,8 Hải Phòng 87,1 13,8 4,5 90,5 169,3 246,9 181,2 531,7 211,4 20,3 - 9,7 1.566

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Hàng năm có khoảng từ 1.545,8 (trạm Cơ Tơ) đến 1.412 giờ nắng (theo số liệu trạm Hải Phòng năm 2010). Thường các tháng mùa hè số giờ nắng cao đạt trung bình 130 - 180 giờ/tháng; mùa đông số giờ nắng thấp thường dưới 100 giờ/tháng. Độ ẩm trong vùng nghiên cứu có giá trị trung bình khoảng 86%, dao động từ 75% đến 94%. Tổng lượng bốc hơi 700 - 750mm/năm.

mùa là gió mùa Đơng Bắc (mùa đơng) và gió mùa Tây Nam (mùa hè). Mùa gió Đơng Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa này, hướng gió thịnh hành là đơng bắc với tần suất tới 80% (trạm Cô Tô) và hướng bắc. Các hướng khác có tần suất từ vài % đến 20%. Tần suất xuất hiện gió trên cấp 5 (>8m/s) khoảng 20 - 25%. Mùa gió Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trong khu vực nghiên cứu có tần suất gặp gió nam lớn nhất như ở trạm Cô Tô là 40%; gió đơng nam cũng có tần suất khá lớn khoảng 20 - 25%. Tốc độ gió đạt trên cấp 5 có tần xuất khá cao 15 - 20%. Riêng khu vực đảo Bạch Long Vỹ lại mang những đặc trưng cơ bản của hồn lưu gió trong vịnh Bắc Bộ và hoạt động theo mùa. Mùa đơng thịnh hành hướng gió bắc - đơng bắc có tần suất đạt 86 - 94%, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình đạt từ 6,5 đến 8 m/s. Mùa hè thịnh hành các gió hướng nam và đơng nam có tần suất đạt 74 - 88%, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, tốc độ trung bình đạt 5,9 đến 7,7 m/s. Mùa chuyển tiếp có gió đơng và các gió khơng ổn định đạt tốc độ trung bình 5,9 m/s (tháng 4) và 7,7 m/s (tháng 9).

Ngồi ra, trong khu vực cịn có một số dạng thời tiết đặc biệt như: mưa phùn vào khoảng tháng 12 đến tháng 4, tập trung vào tháng 2; sương mù xuất hiện khoảng 15 - 20 ngày trong năm, tập trung vào tháng 11 và tháng 4 đặc biệt xuất hiện dày đặc trong mùa đông - xuân tại các đảo. Vào mùa hè thường xảy ra hiện tượng giông, bão và lốc. Trong 1 năm, trung bình có khoảng 1,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng của khoảng 3 - 4 cơn bão. Mùa đơng các trận gió mùa kéo dài và tần suất lớn đạt đến 20 - 25 đợt trong vòng khoảng 6 tháng mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Chế độ gió có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp (tạo sóng) gây xói lở - bồi tụ đới ven biển. Hơn nữa, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cơn bão mạnh làm biến đổi hình thái đường bờ gây hậu quả nghiêm trọng.

2.1.5. Các tài nguyên ven biển

Tài nguyên khoáng sản

Nhóm khống sản phi kim loại gồm 3 loại: Vật liệu xây dựng, khống chất

cơng nghiệp và nguyên liệu phân bón.

- Vật liệu xây dựng được phân bố rộng rãi trên toàn khu vực, gồm các loại

như: quarzit, cát bở rời, đá vôi… Quarzit phân bố ở Đồ Sơn, tiềm năng dự báo là 0,4 triệu m3

chất lượng tốt hiện đang được khai thác. Cát bở rời phân bố thành những bãi cát nhỏ vài trăm mét vuông trên đảo Cát Bà, Cát Hải, Phù Long ... có trữ lượng dự báo 3 triệu m3, tuy nhiên bị nhiễm mặn nên muốn sử dụng phải rửa kỹ trong nước ngọt, chất lượng sau khi rửa rất tốt. Đá vơi có quy mô trữ lượng lớn và

phân bố rất rộng rãi trên đảo Cát Bà, Đồ Sơn, khu vực quận Dương Kinh... với diện lộ đá khoảng 250 - 300 km2. Đá vôi ở đây chủ yếu phân lớp dầy hoặc dạng khối màu xám xẫm đến xám sáng, có khi hồng đỏ. Các đá vơi kể trên thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2a đg). Nhìn chung, đá vơi

trong vùng nghiên cứu có nơi đang được khai thác sử dụng để làm vật liệu xây dựng, rải đường, nung vơi...(hình 2.1). Đá vơi xi măng, phân bố rất rộng trong hệ

tầng Lỗ Sơn, Quang Hanh, chất lượng tương đối tốt, ngoài sản xuất xi măng thường, cịn có thể sản xuất xi măng trắng. Silic hoạt tính, có quy mơ và trữ lượng lớn, phân bố trên đảo Cát Bà. Trên địa hình hiện tại, silic lộ thành các đồi độc lập hoặc theo diện, diện có diện tích lớn kéo dài 2 - 5 km, rộng 200 - 500m. Sét xi măng, sét gạch ngói được phân bố rộng rãi với quy mơ và trữ lượng rất lớn, nhìn chung chất lượng tốt.

- Khống chất cơng nghiệp: Khống chất cơng nghiệp trong vùng có dolomit, phân bố rộng trong các tầng đá vôi, nhưng tập trung nhất thuộc hệ tầng Lỗ Sơn và Quang Hanh, có tiềm năng dự báo 1,76 triệu tấn, nhìn chung chất lượng tốt, có thể sử dụng cho luyện kim, tuy nhiên chưa được chú ý khai thác.

- Nguyên liệu phân bón: Nguyên liệu phân bón phát triển hạn chế, chỉ có

phosphorit dạng phân sinh vật (phân dơi) trong các hang động trên đảo Cát Bà, đảo Đầu Bê, hòn Vạn Bội... Hiện đã phát hiện ra 4 điểm trên đảo Cát Bà, tuy nhiên quy mô nhỏ, trữ lượng khoảng 37 tấn. Nhìn chung chỉ có ý nghĩa phục vụ nông nghiệp địa phương. Hiện đang được khai thác làm phân bón ruộng.

Nhóm khống sản nhiên liệu: Khống sản nhiên liệu mới phát hiện ra than

nâu và than bùn. Than nâu được tìm thấy ở phần trên cùng của hệ tầng Vĩnh Bảo dưới độ sâu 86,2 m, dày khoảng 0,3 - 0,5 m, chất lượng than tốt, song chưa rõ quy mơ. Than bùn có quy mô nhỏ, nằm trong hệ tầng Hải Hưng, hiện đã tìm thấy ở khu vực Tiên Lãng.

Khống sản kim loại của khu vực khá nghèo nàn: titan có 2 điểm quặng phân

bố chủ yếu trong các cồn cát biển do gió ở Cát Hải, Thái Ninh có hất lượng quặng tốt nhưng quy mô nhỏ, tiềm năng dự trữ khoảng 15,2 nghìn tấn. Tại khu vực phía tây đảo Bạch Long Vỹ đã phát hiện được 6 vành phân tán khoáng vật ilmenit

(>2,475,18g/m3), 3 vành phân tán zircon qui mô nhỏ, 4 vành rutin qui mô nhỏ, 8 vành phân tán khoáng vật monazit - xenotim qui mơ nhỏ phân bố rải rác. Ngồi ra còn một số khoáng sản kim loại khác cũng được tìm thấy trong vùng nghiên cứu như: Psilomelan, chì - vàng, thuỷ ngân, zircon, xiatholit nhưng các điểm quặng này đều khơng có triển vọng do trữ lượng quá ít và chất lượng kém.

Tài nguyên vị thế

Khu vực nghiên cứu có vị thế vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước. Đảo Bạch Long Vỹ có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là căn cứ tiền đồn vững chắc để tham gia vào mạng lưới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, kiểm tra các hoạt động tàu thuyền ra vào, đi lại trên vùng biển của ta. Đảo là địa bàn thuận lợi để bố phòng và triển khai lực lượng quân sự khi cần thiết. Bên cạnh đó, Bạch Long Vỹ là cầu nối liên kết giữa các đảo, cụm và tuyến đảo với nhau, tạo thành một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm lãnh hải. Ngồi ra, đảo cịn là các cơ sở hậu cần trên biển cả về nhân lực và vật lực, làm cầu nối giữa đất liền với biển khơi, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động quân sự trên biển của ta (hình 2.3).

Hình 2. 2. Vị trí chiến lƣợc của đảo Bạch Long Vĩ trong việc khoanh định đƣờng biên giới quốc gia trên biển

Hình 2. 3. Cảng Hải Phịng

Ngồi ra, các vịnh biển, với độ sâu lớn và ít sa bồi, cịn được tận dụng để phát triển cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu đến 200.000DWT như cụm cảng Hải Phịng (hình 2.4). Các cụm đảo có các đảo lớn, đông dân như Cát Bà là những điều kiện thuận lợi để xây dựng thành các trung tâm kinh tế hải đảo toàn diện, dưới dạng các khu “kinh tế mở” hướng biển để tạo bán kính ảnh hưởng rộng ra vùng xung quanh và sẽ là các “cực phát triển tiếp nối” quan trọng trong bình đồ tổ chức khơng gian tồn vùng biển. Trước tình trạng bồi lắng luồng vào cảng như hiện nay, giao thơng thủy gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều tiền của trong

việc nạo vét, khơi thông luồng lạch.

Tài nguyên đất

Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích đất khoảng 82,8 nghìn km2 đang được sử dụng cho các mục đích khác nhau như đất nơng nghiệp (22,8%), đất lâm nghiệp (26,5%), đất chuyên dùng (20,2), đất ở (5%), cịn lại là các mục đích sử dụng khác. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tập trung ở một số khu vực như Cát Hải, Hải An và Tiên Lãng (bảng 2.6).

Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất các quận, huyện khu vực nghiên cứu năm 2010 (km2)

Huyện Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Cát Hải 33.417,0 380,9 17.589,3 1.832,9 375,8 Hải An 10.484,0 549,5 1.567,1 6.234,0 731,6 Dƣơng Kinh 4.585,0 1.490,0 160,9 1.559,0 647,8 Đồ Sơn 4.155,0 960,6 551,0 1.242,0 378,3 Kiến Thụy 10.752,0 5.340,5 646,2 2.902,4 1.187,1 Tiên Lãng 19.229,0 10.192,9 1.472,2 2.937,3 769,3 Bạch Long Vỹ 234,0 0 0 75,6 5,3 Tổng 82.856,0 18.914,4 21.986,7 16.783,2 4.095,2

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010

Theo tiêu chí về tính chất của đất, đới ven biển Hải Phịng có thể phân chia thành: đất cát ven biển, đất mặn nhiều, đất mặn ít, đất phèn mặn, đất phù sa, đất phù sa có tầng loang lổ, đất glay và đất ngập úng, đất bạc màu và đất thổ cư [15].

Hiện nay, các loại đất phù sa có giá trị sử dụng chủ yếu cho các mục đích sản xuất nơng nghiệp (như trồng lúa và hoa màu), các loại đất mặn thường được trồng cây cói và nhiều khu vưc ven biển được đầu tư nuôi trồng thủy hải sản. Đất thổ cư cũng chiếm một phần diện tích khá lớn trong đó có đất dành cho khu đơ thị, khu dân cư nông thôn và đất chuyên dùng khác, diện tích đất giành cho đơ thị và phát triển công nghiệp ngày càng gia tăng, nhiều nơi đang có các tranh chấp sử dụng đất. Trước đây, người dân đã phải mất nhiều công sức rửa mặn cho đất để lấy đất trồng lúa và hoa màu. Tuy nhiên, ở nhiều vùng ven biển ngày nay, nhiều khu vực đã bị nhiễm mặn trở lại do dẫn nước mặn vào sâu trong đất liền để nuôi trồng thuỷ hải sản và một số khu vực bị xói lở thu hẹp diện tích.

Tài ngun đất ngập nƣớc

Theo Bộ Tài nguyên - môi trường (2008), đất ngập nước ven biển Việt Nam có 19 kiểu với tổng diện tích là 1.931.654 ha, trong đó đới ven biển Hải Phịng có 62.245 ha, chiếm 3,2% tổng diện tích đất ngập nước trên cả nước (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Diện tích đất ngập nƣớc đới ven biển Hải Phịng

Kiểu đất ngập nƣớc Hải Phòng (ha) Cả nƣớc (ha)

Vùng biển ở độ sâu dưới 6 khi triều kiệt (kiểu A) 34.220 876.741

Thảm cỏ biển (kiểu B) 5.770

Vùng nước cửa sông (kiểu F) 1.885 43.523

Cồn ngầm cửa sông (kiểu Fa) 0 8.537

Bãi cát vùng gian triều (kiểu Ea) 12.609 962.312

Bãi cuội, sỏi vùng gian triều (kiểu Eb) 7.731

Bãi cát bùn vùng gian triều (kiểu Ga) 497 130.638

Bãi bùn cát vùng gian triều (kiểu Gb) 178 5.429

RNM (kiểu I) 2.284 115.267

Đầm lầy gian triều (kiểu H) 802

Ao, đầm NTTS mặn, lợ (kiểu 1a) 8.612 480.369

Vùng NTTS trong RNM (kiểu 1b) 1.330 98.351

Vùng làm muối (kiểu 3) 465 12.070

Vùng trồng cói, bàng (kiểu 2a) 165 5.878

Tổng 62.245 1931.654

Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008

Các vùng đất ngập nước vùng ven biển Hải Phịng có giá trị lớn về kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế cũng như duy trì nền văn hố. Đất ngập nước là nguồn sống cư dân vùng ven biển, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - lịch sử - mơi trường, góp phần quan trọng cho sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông thuỷ và tham quan du lịch.

Rừng ngập mặn

Đới ven biển Hải Phịng có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, tập trung ở cửa Bạch Đằng, khu vực cửa sông Văn Úc, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Tiên Lãng.

Khu vực ven biển Cát Hải đến mũi Đồ Sơn nằm trong hệ thống cửa sơng hình phễu, địa hình khá bằng phẳng, ít chịu sóng lớn nhờ đảo Cát Hải chắn phía ngồi. Hệ thống sơng tương đối lớn và kênh rạch đã chuyển phù sa ra ngồi cửa sơng và giữ lại tạo nên các khu rừng ngập mặn với kích thước các lồi khá lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tác động của con người đã tàn phá mạnh mẽ rừng ngập mặn. Cùng với việc phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn trước đây và việc đắp đầm nuôi tôm quảng canh tràn lan và khai thác quá mức cây

ngập mặn làm củi đốt đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Việc đắp đê bao vây đảo Hà Nam và đảo Cát Hải tạo thành một bức ngăn làm cho độ mặn chênh lệch nhau giữa hai phần phía Bắc và phía Nam đã ảnh hưởng đến sự phân bố của một số loài cây ngập mặn. Trước đây rừng ngập mặn khu vực này phát triển mạnh với thành phần cây nước lợ ưu thế, nhưng do việc phá rừng và phát triển đầm nuôi tôm nên rừng bị suy giảm. Diện tích RNM cịn 7.037 ha, chiếm 9% tổng diện tích đất ngập triều, trong đó có 5.259 ha là rừng dày và 800 ha rú bụi. Rừng ngập mặn tự nhiên là những dải nhỏ hẹp bao quanh các đầm nuôi hải sản cửa sông như Phù Long, Tràng Cát và Lạch Tray.

Đến giữa năm 1996, khu kinh tế cơng nghiệp Đình Vũ - Hải Phịng được hình thành trên cơ sở bỏ tồn bộ thảm thực vật ngập mặn tự nhiên ở đó với diện tích trên 1.000 ha (tổng số diện tích bán đảo Đình Vũ là 1.324 ha) chỉ dành 21 ha trồng cây bóng mát, cây cảnh làm vườn thực vật dùng cho việc giải trí cùng với các lồi cây xen giữa các cơ sở khu công nghiệp, thương mại dân cư. Việc mất thảm thực vật rừng ngập mặn phịng hộ đang gây ra hiện tượng xói lở bờ biển ở Đình Vũ.

Hình 2.4. Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phịng Kiến Thụy, Hải Phịng

Hình 2.5. Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng Phòng

Từ Đồ Sơn đến bờ bắc sơng Văn Úc, cửa sơng có dạng hình phễu với các đảo cát ngầm trước cửa sơng, ngăn cản một phần cường độ của sóng, mặt khác mũi Đồ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển hải phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)